Hãy tìm phần tb của bài đóng vai người cháu trong bài bếp lửa kể lại truyện trên internet dài nhất(không có thơ, được copy =))) củm mơn mn
1 câu trả lời
Mình lấy bài của mình luôn nhé, lười lên mạng quá. Nếu được thì cho mình ctlhn nhé, cảm ơn ạ!
THÂN BÀI
Ở nước Nga nơi tôi đang theo học ngành luật, người ta nấu bằng bếp ga, bếp điện, bếp từ nhưng không hiểu sao tôi vẫn nhớ hoài cái bếp lửa của bà, cái bếp lửa đun bằng củi, bằng rơm, bằng rạ quá đỗi gần gũi, quen thuộc với tuổi thơ tôi. Tôi vẫn nhớ mỗi buổi sáng sớm, bà đều thức dậy cặm cụi nhóm bếp, ngọn lửa chờn vờn trong làn sương sớm lúc mờ lúc tỏ, lúc to lúc nhỏ. Cái ngọn lửa ấp iu nồng đượm ấy đã cháy suốt tuổi thơ tôi và chứng kiến biết bao kỉ niệm đẹp đẽ của tôi bên bà.
Lên 4 tuổi tôi đã quen mùi khói bếp của bà. Tôi vẫn còn nhớ đó là năm 1945, năm xảy ra nạn đói khủng khiếp. Cả làng quê ảm đạm, tiêu điều xác xơ trong cái đói mòn đói mỏi, đói quay đói quắt. Bố đi đánh xe đến khô rạc ngựa gầy nhưng cũng chỉ đủ cho gia đình bữa rau, bữa cháo. Có một điều kì diệu là dù đói khát đến đâu thì cái bếp của bà bao giờ cũng vẫn đỏ lửa. Hàng ngày, bà đi nhặt nhạnh lá khô, cành cây rồi cần mẫn nhóm lửa . Tôi đã chứng kiến biết bao lần bà chật vật cho lửa bén vào củi ướt, củi chưa khô, khói hun nhèm cả mắt tôi, mắt bà, xộc thẳng vào mũi cay xè. Bây giờ nghĩ lại tôi vẫn thấy sống mũi còn cay.
Rồi kháng chiến bùng nổ, bố mẹ lên chiến khu công tác, nhà chỉ có 2 bà cháu với nhau. Suốt tám năm ròng tôi cùng bà nhóm lửa. Tôi đã lớn lên trong sự đùm bọc, yêu thương của bà. Bên bếp lửa hồng bà chăm sóc cho tôi từng miếng ăn, giấc ngủ. Bà cũng là người thầy đầu tiên dạy tôi từ cách ăn, cách nói đến những bài học làm người. Tôi không sao quên được những buổi tối mùa hè, tiếng chim tu hú từ cánh đồng xa vọng lại thật thiết tha, khắc khoải. Khi ấy tôi đã thương biết bao nhiêu con chim tu hú cô đơn và thấy mình thật hạnh phúc vì luôn có bà bên cạnh. Trong tiếng chim tu hú, bà đã kể về những ngày tháng cơ cực của bà ở Huế. Lúc ấy tôi đã rất thương bầ và tự nhủ sau này lớn lên nhất định sẽ bù đắp cho những vất vả lam lũ của đời bà.
Tôi làm sao quên được năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi. Ngọn lửa bốc cao ngùn ngụt đã thiêu rụi cả làng tôi. Tất cả đều tan hoang trong khói lửa tàn ác của kẻ thù. Khi giặc rút đi, bà cháu tôi và mọi người mới lầm lụi quay trở về nhà. Nhưng nhà cửa chỉ còn là 1 đống tro tàn. Hàng xóm thương hai bà cháu đã giúp dựng tạm túp lều tranh. Khi ấy, tôi đã bảo với bà:
- Bà ơi, cháu viết thư gọi bố về dựng lại nhà cho hai bà cháu nhé.
Bà ôm tôi vào lòng, xoa đầu tôi và dặn:
- Bố mẹ còn phải lo việc kháng chiến. Cháu viết thư cho bố mẹ chớ kể này kể nọ, cứ bảo ở nhà vẫn được bình yên để bố mẹ an tâm công tác.
Giờ đây, khi nhớ về những lời dặn dò ấy của bà, trong lòng tôi đã trào dâng niềm tự hào và cảm phục bà. Tôi đã nhận ra bà không chỉ giàu đức hi sinh, thương con, thương cháu mà còn giàu lòng yêu nước.
Rồi mỗi sớm, mỗi chiều, bàn tay bà lại chăm chút nhóm lên bếp lửa để luộc khoai, luộc sắn, để nấu nồi cơm gạo mới sẻ chung vui, để giúp tôi sưởi ấm qua biết bao mùa đông giá lạnh. Cái bếp lửa thiêng liêng, kì diệu của bà đã nhóm dậy trong lòng tôi niềm vui san sẻ, tình làng nghĩa xóm và cả bao ước mơ đẹp đẽ của tuổi ấu thơ. Đến bây giờ tôi đã hiểu tại sao dù cuộc sống có đầy biến động mà cái bếp của bà vẫn luôn đỏ lửa. Đó chính là nhờ ngọn lửa của sức sống, niềm tin và tình yêu thương luôn rực cháy trong trái tim bà. Ngọn lửa ấy đã trở thành kỉ niệm ấm lòng, thành niềm tin thiêng liêng kì diệu nâng bước tôi trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.