Hãy thuật lại một sự kiện lịch sử mà em biết.

2 câu trả lời

Hãy thuật lại một sự kiện lịch sử mà em biết.

Sau trận đại thắng lừng danh kim cổ trên sông Bạch Đằng, đập tan quân Nam Hán xâm lược, Ngô Quyền lên ngôi vua, mở ra thời kỳ trung hưng rực rỡ của dân tộc. Bởi vậy, Ngô Quyền được giới sử gia xếp là người đứng đầu trong các bậc vua chúa ở Việt Nam xưa kia.

Ngô Quyền sinh năm 898, mất năm 944, là người Đường Lâm (nay là Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội).

Ông vốn sinh ra trong một dòng họ hào trưởng có thế lực, rất được người dân địa phương mến phục. Khi trưởng thành, Ngô Quyền nổi tiếng là một thanh niên khôi ngô, tuấn kiệt, văn võ toàn tài. Ông được Dương Đình Nghệ, người đứng đầu một thế lực lớn nhất nhì cả nước thời bấy giờ, gả con gái và tin cậy giao cho cải quản cả vùng đất Ái Châu rộng lớn, trù phú.

Mô phỏng trận Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, năm 938

Khi Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn sát hại, đoạt ngôi vị Tĩnh Hải Quân Tiết độ sứ (người đứng đầu Tĩnh Hải Quân – tên gọi của nước ta thời bấy giờ). Do soán ngôi bất minh, Kiều Công Tiễn bị dân chúng và các thế lực quyền lực phản đối kịch liệt. Chẳng những thế, Kiều Công Tiễn còn đứng trước nguy cơ bị các cánh quân của các tướng lĩnh người Việt thảo phạt, trong đó có Ngô Quyền – người rất căm tức Kiều Công Tiễn vì đã sát hại cha vợ mình. Hoảng sợ trước viễn cảnh đen tối, Kiều Công Tiễn dấn thêm một bước sai lầm tệ hại, cầu cứu nhà Nam Hán. Chỉ chờ có vậy, nhà Nam Hán bèn lấy cớ xua quân xuống xâm lược nước ta.

Tuy nhiên, chưa kịp chờ quân Nam Hán tới cứu, Kiều Công Tiễn đã bị Ngô Quyền tiễu trừ.

Sau khi diệt được kẻ nghịch tặc Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền chuẩn bị lực lượng, sẵn sàng đối đầu với quân giặc Nam Hán.

Là một người văn võ toàn tài, Ngô Quyền nắm rất rõ quy luật lên xuống thủy triều trên sông Bạch Đằng. Quân Nam Hán lại tấn công nước ta bằng đường thủy. Ngô Quyền bèn dụng mưu nhờ thủy triều diệt giặc giúp.

Ông cho người đóng cọc lim, đầu vót nhọn, bọc sắt cứng xuống lòng sông Bạch Đằng. Chờ khi thủy triều lên ngập hết bãi cọc, Ngô Quyền cho quân đi thuyền nhẹ ra khiêu chiến, rồi giả thua bỏ chạy. Quân Nam Hán tưởng thật, bèn ồ ạt dùng thuyền lớn đuổi theo. Khi toàn bộ chiến thuyền của quân Nam Hán rơi vào vùng bãi cọc, cũng là lúc thủy triều xuống rất nhanh. Thuyền Nam Hán bị trúng cọc sắt, đua nhau chìm, lật. Bấy giờ, Ngô Quyền mới dốc tổng lực ra đánh. Quân Nam Hán hỗn loạn, mười phần thì hoặc bị chết chìm, hoặc bị quân ta giết đến 6, 7 phần. Tướng giặc là Lưu Hoằng Tháo cũng chết trong đám hỗn loạn ấy. Bấy giờ là năm 938.

Sau trận thắng oanh liệt đó, nhà Nam Hán không còn dám ho he nghĩ tới chuyện xâm lấn nước Việt ta nữa.

Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền lên ngôi, xưng là Ngô Vương, đóng đô ở Cổ Loa, mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ cho nước Việt ta.

Vì là người mở ra thời kỳ độc lập huy hoàng cho đất nước, Ngô Quyền được giới sử gia tôn vinh là “vua đứng đầu các vua”, hay là “vị tổ trung hưng” của nước Việt.

Ghi nhớ công ơn của ông, nhân dân khắp nơi lập đền thờ ông. Người dân Đường Lâm cũng thế. Hiện nay, ở Đường Lâm vẫn còn lưu giữ ngôi đền thờ Ngô Quyền và lăng mộ của ông ở ngay cạnh dặng duối cổ thụ, những cây duối được cho là Ngô Quyền đã dùng để buộc voi thời xưa, nhìn ra sông Tích và mênh mông hồ nước, nơi được cho là Ngô Quyền dùng để huấn luyện đánh thủy binh.

Ở Hà Nội, tên của Ngô Quyền được dùng đặt tên cho một con phố lớn.

Sau chiến thắng Việt Bắc, ta nắm quyền chủ động trên chiến trường. 17 tháng 3 năm 1954 ta chủ động mở chiến dịch Điên Biên Phủ.

Từ ngày 13 đến 17/3/1954, quân ta đã dũng cảm tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam và đồi Độc Lập, bức hàng cứ điểm Bản Kéo, phá vỡ cửa ngõ phía bắc của tập đoàn cứ điểm, diệt và bắt sống trên 2000 tên địch, phá hủy 25 máy bay, xóa sổ 1 trung đoàn, uy hiếp sân bay Mường Thanh.

Từ ngày 30/3 đến ngày 30/4/1954, quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía đông phân khu trung tâm, thắt chặt vòng vây, chia cắt và liên tục tiến công, kiểm soát sân bay Mường Thanh, hạn chế tiếp viện của địch cho tập đoàn cứ điểm. Đây là đợt tấn công dai dẳng, dài ngày nhất, quyết liệt nhất, gay go nhất, ta và địch giành giật nhau từng tấc đất, từng đoạn giao thông hào. Đặc biệt tại đồi C1 ta và địch giằng co nhau tới 20 ngày, đồi A1 giằng co tới 30 ngày. Sau đợt tấn công thứ 2 khu trung tâm Điện Biên Phủ đã nằm trong tầm bắn các loại pháo của ta, quân địch rơi vào tình trạng bị động, mất tinh thần cao độ.

Từ ngày 1/5 đến ngày 7/5/1954, quân ta đánh chiếm các cứ điểm phía đông và mở đợt tổng công kích. Đêm ngày 6/5, tại đồi A1 trận chiến đấu giữa ta và địch diễn ra quyết liệt, quân ta xông lên tiêu diệt từng lô cốt, nổ phá từng hầm ngầm. Tên quan tư chỉ huy đồi A1 và khoảng 400 tên địch còn sống sót đã ra đầu hàng. 17 giờ 30 phút ngày 7/5, ta chiếm sở chỉ huy trung tâm, tướng Đờ Caxtơri cùng toàn bộ Bộ Tham mưu và binh lính tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ kéo cờ trắng ra hàng. Lá cờ “quyết chiến, quyết thắng” của quân đội ta tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch. Ngay trong đêm đó quân ta tiếp tục tiến công phân khu Nam, đánh địch tháo chạy về Thượng Lào, đến 24 giờ toàn bộ quân địch đã bị bắt làm tù binh.

Sau 55 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 ô tô và toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng của địch. Ngày 7/5/1954 trở thành ngày kỷ niệm kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Ta đã chấm dứt tình cảnh Pháp đô hộ nước ta.

@thương@

 xin câu trả lời hay  nhất ạ!!!!!!!!!!