Hãy sưu tầm những mẩu chuyện và trình bày hiểu biết của em về hai nhân vật Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu

2 câu trả lời

Nguyễn Tri Phương: là một đại danh thần Việt Nam thời nhà Nguyễn. Ông là vị Tổng chỉ huy quân đội triều đình Nguyễn chống lại quân Pháp xâm lược. Thành Hà Nội thất thủ, ông bị quân Pháp bắt giữ nhưng ông đã cự tuyệt hợp tác và tuyệt thực tới chết.

- Hoàng Diệu: là một quan nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, người đã quyết tử bảo vệ thành Hà Nội khi Pháp tấn công năm 1882

* Nguyễn Tri Phương:

- Nguyễn Tri Phương xuất thân trong một gia đình làm ruộng và nghề thợ mộc tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhà nghèo lại không xuất thân từ khoa bảng nhưng nhờ ý chí tự lập ông đã làm nên cơ nghiệp lớn.

- Là một đại danh thần thời Nguyễn. Ông giữ chức vụ Tổng chỉ huy quân đội triều đình chống lại quân Pháp xâm lược lần lượt ở các mặt trận Đà Nẵng (1858), Gia Định (1861) và Hà Nội (1873).

- Năm 1873, thành Hà Nội thất thủ, bị bắt giữ, ông đã cự tuyệt hợp tác và tuyệt thực tới chết. Danh tiếng của ông vang mãi tới ngày hôm nay.

* Hoàng Diệu:

- Hoàng Diệu sinh ra trong một gia đình có truyền thống nho giáo tại Quảng Nam.

- Khi thực dân chiếm được thành Hà Nội (1882),ông đã ra lệnh cho tướng sĩ giải tán để tránh thương vong. Một mình vào hành cung, thảo tờ di biểu, rồi ra trước Võ miếu dùng khăn bịt đầu thắt cổ tự tử.Tờ di biểu, tạ tội với vua Tự Đức, ông có viết: “Thành mất không sao cứu được, thật hổ với nhân sĩ Bắc thành lúc sinh tiền. Thân chết có quản gì, nguyện xin theo Nguyễn Tri Phương xuống đất. Quân vương muôn dặm, huyết lệ đôi hàng...”.



- Nguyễn Tri Phương là một đại danh thần Việt Nam thời nhà Nguyễn. Ông là vị Tổng chỉ huy quân đội triều đình Nguyễn chống lại quân Pháp xâm lược lần lượt ở các mặt trận Đà Nẵng, Gia Định và Hà Nội. Thành Hà Nội thất thủ, ông bị quân Pháp bắt giữ nhưng ông đã cự tuyệt hợp tác và tuyệt thực tới chết.

- Hoàng Diệu là một quan nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, người đã quyết tử bảo vệ thành Hà Nội khi Pháp tấn công năm 1882.

- Chuyện về Nguyễn Tri Phương:

Trong đời binh nghiệp, tướng Nguyễn Tri Phương trải qua cả trăm trận từ khi trai trẻ đến khi râu tóc bạc phơ. Lúc đánh Chân Lạp, Xiêm La, lúc bình giặc Cờ Đen, khi dẹp các cuộc phiến loạn khắp Nam kỳ và Bắc kỳ, lại làm cho quân Pháp khốn đốn mấy trận đầu...

Điểm đặc biệt là khi chỉ huy quân sĩ nơi sa trường, ông là vị tướng thông hiểu chiến trường, nhận định rõ thế địch, ta và luôn tiên phong trước ba quân. Vua Minh Mạng đã khen ông “đích thân tiến trước quân lính mà lên thành, đã mạnh lại có mưu”. Vua Thiệu Trị cũng công nhận: “Vì lòng dũng cảm như thế, ông đã lôi cuốn quân sĩ hăng hái xông pha, nên đã thắng”. Sự dũng cảm ấy đến kẻ địch như J.Dupuis trong cuốn Le Tonkin cũng phải thán phục.

Sách của Đào Đăng Vỹ cũng cho biết về cái chết oanh liệt, bi tráng của người anh hùng. Khi quân Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ nhất năm 1873, quân ta thất thủ. Thành mất, Nguyễn Tri Phương rơi vào tay giặc, nhưng khí khái của kẻ “xem cái chết nhẹ tựa hồng mao” thì không gì khuất phục nổi. Đến người Pháp cũng phải kinh ngạc như L’Empire d’Annam ghi ông “từ khước sự săn sóc của các bác sĩ Pháp, và tự ông rứt bỏ đồ băng bó trên vết thương”. Gia phả họ Nguyễn còn lưu lại rõ câu chuyện này qua một bản lưu giữ của tác giả: “Cụ cùng con là phò mã Nguyễn Lâm đốc suất quân ra phía cửa Đông Nam vượt lên thành chống giặc. Phò mã bị một phát đạn vào đầu chết ngay. Cụ cũng bị thương, binh sĩ khiêng vào dinh. Người Pháp đem thuốc vào buộc, cụ đều rứt ra, đưa đồ ăn vào cụ đều phun nhổ, không nuốt, nói rằng: Nếu ta chỉ gắng lây lất mà sống, sao bằng thung dung chết về việc nghĩa”.

- Chuyện về Hoàng Diệu: 

Hoàng Diệu tên thật là Hoàng Kim Tích, tự Quang Viễn, hiệu Tỉnh Trai. Ông sinh ngày 10 tháng 2 năm Kỷ Sửu (1829) trong một gia đình có truyền thống Nho học tại làng Xuân Đài, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Gia đình ông có bảy anh em thì một người đỗ phó bảng, ba người đỗ cử nhân và hai người đỗ tú tài trong các kỳ thi dưới thời vua Tự Đức.

Vừa ra đến Hà Nội, Hoàng Diệu đã bắt tay ngay vào đào hào đắp luỹ, tổ chức phòng thủ, huấn luyện binh sĩ sẵn sàng nghênh địch. Nhận thấy lực lượng trấn thành binh mỏng khí thô, Hoàng Diệu nhiều lần dâng sớ xin triều đình chi viện. Nhưng khi ấy, triều đình Huế nhu nhược đương cơn hoảng loạn, nội tình mâu thuẫn rối ren, phe chủ hoà lấn lướt phe chủ chiến. Bởi vậy, sớ dâng của Hoàng Diệu không được hồi âm.

Thấy triều đình nhà Nguyễn đã run sợ, Pháp tìm cách gây sự hòng đưa quân ra Bắc. Năm 1882, Pháp phái 400 quân sĩ dưới sự chỉ huy của đại tá Henri Rivière ra Bắc, đóng tại Đồn Thuỷ cách thành Hà Nội 5km về phía bắc sẵn sàng chờ lệnh.

Trước tình thế đó, một mặt, Hoàng Diệu hạ lệnh giới nghiêm thành Hà Nội, yêu cầu các tỉnh xung quanh sẵn sàng chiến đấu; mặt khác, ông yêu cầu triều đình Huế gửi viện binh.

Tuy nhiên, vua Tự Đức cùng phe chủ bại chỉ lo làm mất lòng người Pháp thì sẽ không bảo toàn được ngai vàng và triều đình. Để xoa dịu người Pháp, không những không gửi thêm viện binh, nhà vua còn hạ chiếu quở trách Hoàng Diệu.

Thấy rõ triều đình Huế đã rệu rã tinh thần chiến đấu, ngày 25 tháng 4 năm 1882, đại tá Henri Rivière nghênh ngang cho tàu chiến áp sát thành Hà Nội, gửi tối hậu thư yêu cầu Tổng đốc Hoàng Diệu tự phá hệ thống phòng thủ trong thành, giải giới binh sĩ vào đúng 8 giờ, các vị quan trên dưới trong thành phải ra trình diện, tạo điều kiện để quân Pháp vào thành “kiểm kê”.

Để tránh thương vong, Hoàng Diệu phái quan Án sát Tôn Thức Bá đi điều đình với quân Pháp. Trước đó, Tôn Thức Bá đã cùng với quan Tổng đốc Hoàng Diệu và các bạn đồng liêu thề quyết tử với thành Hà Nội.

Tuy nhiên, Henri Rivière không hề đếm xỉa tới chuyện điều đình. Đúng 8h15 phút, không thấy các quan thủ thành ra trình diện, Henri Rivière hạ lệnh cho các tàu chiến nã pháo vào thành yểm trợ cho quân binh đổ bộ chiếm thành.

Thấy quân Pháp nã pháo vào thành, Tôn Thức Bá hoảng sợ trốn chạy. Ông ta còn đích thân tìm đến nơi quân Pháp đồn trú, xin thông báo tình hình trong thành hòng mong được người Pháp đoái công. Chẳng những thế, Bá còn tự tay thảo sớ tâu vua đổ tội cho Hoàng Diệu, xin Pháp cho được làm Tổng đốc Hà Ninh thay Hoàng Diệu.

Trong tình cảnh bị tâm phúc phản bội, hoả binh Pháp mạnh hơn nhiều lần, quan Tổng đốc Hoàng Diệu vẫn chỉ đạo quân dân quyết chiến bảo vệ thành. Quân Pháp thiệt hại nặng nề, đành lui binh ra ngoài tầm bắn của quân dân Hà thành để bảo toàn lực lượng.

Tuy vậy, một biến cố bất ngờ xảy đến khiến đội quân của Hoàng Diệu rối ren – kho thuốc súng trong thành nổ tung khiến khói bụi mịt mù bao phủ khắp thành. Quân Pháp thừa cơ tấn công mạnh mẽ. Chỉ trong chốc lát, cổng Tây thành Hà Nội bị phá tan tành.

Trong lúc quân ta chưa kịp định thần, quân Pháp đã ùa cả vào thành. Quan binh dưới trướng Tổng đốc Hoàng Diệu cả kinh bỏ thành chạy thoát thân.

Trước thế tấn công như vũ bão của quân Pháp và lực lượng quân triều đình ngày càng mỏng hơn, cuối cùng, Hoàng Diệu đành hạ lệnh cho quân lính giải tán để tránh thương vong.

Còn lại một mình, Hoàng Diệu quay vào hành cung, cắn đầu ngón tay lấy máu thảo di biểu tạ tội với nhà vua. Sau đó, ông ra trước Võ miếu dùng khăn bịt đầu thắt cổ tự vẫn để không rơi vào tay giặc.

Nghe tin Hoàng Diệu tuẫn tiết, sĩ dân Hà Nội vô cùng thương tiếc, ngay ngày hôm sau đã đưa thi hài ông về mai táng tại khu vườn dinh Đốc học. Gần nửa tháng sau, bà Hoàng Diệu “đang đi cấy, được tin, đứng mà mất”…

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
2 đáp án
17 giờ trước