Hãy sưu tầm những câu chuyện về pháp luật và kỉ luật. Mn giúp em, em chả biết 1 câu chuyện nào cả TvT

1 câu trả lời

bác hồ và câu chuyện tôn trọng luật giao thông

Câu chuyện được kể lại như sau:

Hàng ngày, Bác thường căn dặn anh em cảnh vệ chúng tôi phải luôn có ý thức tổ chức, kỷ luật, triệt để tôn trọng nội quy chung. Bác bảo: “Khi bàn bạc công việc gì, đã quyết nghị thì phải triệt để thi hành. Nếu đã tự đặt ra cho mình những việc phải làm thì cương quyết thực hiện cho bằng được” .

Một hôm chúng tôi theo Bác đến thăm một ngôi chùa lịch sử. Hôm ấy là ngàylễ, các vị sư, khách nước ngoài và nhân dân đi lễ, tham quan chùa rất đông. Bác vừa vào chùa, vị sư cả liền ra đón Bác và khẩn khoản xin Người đừng cởi dép, nhưng Bác không đồng ý. Đến thềm chùa, Bác dừng lại để dép ở ngoài như mọi người, xong mới bước vào và giữ đúng mọi nghi thức như người dân đến lễ. 

Trên đường từ chùa về nhà, xe đang bon bon, bỗng đèn đỏ ở một ngã tư bật lên. Đường phố đang lúc đông người. Xe của Bác như các xe khác đều dừng lại cả. Chúng tôi lo lắng nhìn nhau. Nếu Nhân dân trông thấy Bác, họ sẽ ùa ra ngã tư này thì chúng tôi không biết làm thế nào được. Nghĩ vậy, chúng tôi bàn cử một đồng chí cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu công an giao cảnh bật đèn xanh mở đường cho xe Bác. Nhưng Bác đã hiểu ý. Người  ngăn lại rồi bảo chúng tôi:

- Các chú không được làm như thế. Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông, không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình. 

Chúng tôi vừa ân hận, vừa xúc động, hồi hộp chờ người công an giao cảnh bật đèn xanh để xe qua…

Câu chuyện do ba đồng chí cảnh vệ kể là trong hàng trăm, hàng nghìn những mẩu chuyện về Bác. Việc mà hàng ngày Bác thường căn dặn anh em cảnh vệ phải luôn có ý thức tổ chức kỷ luật, triệt để tôn trọng nội quy chung. Đây không phải là sự nhắc nhở của một người lãnh đạo đối với cấp dưới của mình mà là tình cảm của một người cha. “Đối với mỗi gia đình Việt Nam, Bác Hồ là một người trong gia đình thân thiết như cha với con, đối với mỗi con người Việt Nam Bác là lương tâm tuyệt vời trong sáng, luôn luôn thấu  hiểu từ bên trong mọi ý nghĩ và nguyện vọng của mình.” (như Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói). Và Người cha đó luôn luôn lo lắng cho sự rèn luyện, phấn đấu, trưởng thành của con cháu. Đón nhận sự quan tâm của Bác, các chiến sỹ cảnh vệ càng thấy thấm thía và xúc động hơn khi được chứng kiến những cử chỉ, hành vi trong đời sống hàng ngày của Bác. Bác là Chủ tịch nước, chủ tịch Đảng- là lãnh tụ tối cao nhưng không bao giờ Người giành cho mình một đặc quyền, một ngoại lệ, một sự ưu tiên. Mà với Bác bất kể ở đâu, bất kể lúc nào ý thức tổ chức kỷ luật, tôn trọng nội quy chung, tôn trọng pháp luật luôn được đề cao kể cả trong những việc nhỏ nhất của đời sống sinh hoạt hàng ngày khi đi thăm chùa “ để dép ở ngoài thềm chùa”và giữ đúng mọi nghi thức như người dân đi lễ.. Bác tôn trọng thuần phong mỹ tục cuả người Việt Nam, truyền thống văn hóa của người Việt Nam- nét đẹp văn hóa của người dân khi đi lễ chùa. Cử chỉ đó của Bác còn ẩn chứa sự bình dị, khiêm tốn nơi Người. Bác luôn hòa mình với Nhân dân, chia xẻ với Nhân dân, tôn trọng Nhân dân.

Ý thức nghiêm chỉnh tôn trọng luật lệ của Bác còn được thể hiện ở việc Bác ngăn các đồng chí cảnh vệ không nhờ công an giao cảnh bật đèn xanh mở đường cho xe Bác đi qua.

Bác là tấm gương sáng mẫu mực trong việc chấp hành nội quy chung,chấp hành  pháp luật. Ở Bác lời nói và việc làm luôn đi đôi với nhau.Lời nhắc nhở nhẹ nhàng của Bác “phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông” đã trở thành bài học có ý nghĩa rất lớn cho các đồng chí cảnh vệ và tất cả chúng ta khi tham gia giao thông. Khi tham gia giao thông là phải nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông. Điều đó ai cũng biết nhưng thực hiện thế nào cho tốt lại là điều cần bàn. Hiện nay, vấn đề mất trật tự an toàn trong giao thông ( nhất là trong lĩnh vực giao thông đường bộ) đang là điều nhức nhối của toàn xã hội. Đảng và nhà nước đang rất quan tâm, lo lắng cho vấn đề này. Nếu như mỗi người khi tham gia giao thông đều tôn trọng và thực hiện  luật giao thông một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác thì chúng ta đã không phải gánh chịu những hậu quả, những thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra.

Trong cuộc sống cũng như trong công tác, tôi thấy lời nhắc nhở, căn dặn của Bác không chỉ giành cho các đồng chí cảnh vệ  mà là cho tất cả mọi người, cho chính bản thân tôi. Trước tiên bản thân mỗi người chúng ta đều phải có ý thức tôn trọng quy định chung, tôn trọng pháp luật sau đó mới có thể động viên, nhắc nhở người khác cùng thực hiện.  Bác đã từng nói, từng động viên chúng ta cố gắng rèn luyện tu dưỡng để: “Một tấm gương sống còn hơn cả một trăm bài diễn văn tuyên truyền”

Lời căn dặn rất bình dị của Bác trong đời sống thường nhật tưởng như bình thường nhưng lại có giá trị và sức lan tỏa rất lớn.Sự quan tâm, tình thương yêu bao la như trời biển của Bác,… đã, đang và sẽ là nguồn động lực  cho mọi thế hệ con cháu của  Người vươn tới.  Chúng ta hãy quyết tâm học tập và làm theo Bác từ những hành động thường ngày “gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông”.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
1 lượt xem
2 đáp án
55 phút trước