Hãy so sánh mục đích học trong văn bản"Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp với lời khuyên về mục đích học sau đây của Bác Hồ:"Học để làm việc,làm người,làm cán bộ để phụng sự Tổ quốc và nhân dân".

2 câu trả lời

Theo La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, mục đích chân chính của việc học là để trở thành người có tri thức, có đạo đức (nắm rõ đạo: cách đối nhân xử thế hàng ngày) và góp phần làm hưng thịnh đất nước chứ không phải học vì danh lợi. Đồng thời, theo tác giả, muốn học tốt thì mỗi người phải có phương pháp, học cho rộng rồi tóm cho gọn, đặc biệt học phải đi đôi với hành; cũng như tránh lối học tủ-học chay-học vẹt.

Còn quan điểm "Học để làm việc, làm người, làm cán bộ để phụng sự Tổ quốc và nhân dân" cả Bác Hồ là khuyên nhủ các tầng lớp nhân dân học để có thể trở thành người có ích, có đạo đức giống như ý kiến của Nguyễn Thiếp. Nhưng ở Bác, ta thấy được 1 mục đích cụ thể chi tiết hơn là để phụng sự tổ quốc và nhân dân.

Kết luận: Hai ý kiến đều có quan điểm chung là học để làm người có ích và có đạo đức cho gia đình và xã hội, nắm được các luân thường đạo lý.

Theo Nguyên Thiếp, mục đích học là để trở thành người có đức, có tài và đem taài đức đó để làm hưng thịnh đất nước. Từ đó so sánh với lời dạy của Bác về mục đích học để thấy cả hai đều có điểm thống nhất là trở thành người có trí thưc, có đạo đức để giúp dân, giúp nước. Tuy nhiên lời dạy của Bác cụ thể hơn