Hãy phân tính tâm trạng của Tràng vào buổi sáng đầu tiên sau khi Tràng lấy vợ( trích vợ nhặt của KL).

2 câu trả lời

+ Tràng nhận thấy sự thay đổi kì lạ của ngôi nhà (sân vườn, ang nước, quần áo, ...), Tràng nhận ra vai trò và vị trí của người đàn bà trong gia đình. Cũng thấy mình trưởng thành hơn.

+ Lúc ăn cơm trong suy nghĩ của Tràng là hình ảnh đám người đói và lá cờ bay phấp phới. Đó là hình ảnh báo hiệu sự đổi đời, con đường đi mới.

=> Nhận xét: Từ khi nhặt được vợ nhân vật đã có sự biến đổi theo chiều hướng tốt đẹp. Qua sự biến đổi này, nhà văn ca ngợi vẻ đẹp và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc  của những con người trong cái đói
++

I, Dàn ý tham khảo

A. Mở bài

- Giới thiệu tác giả: Kim Lân

+ Kim Lân được mệnh danh là cha đẻ của đồng ruộng, là nhà văn một lòng đi về với đất với người, với những giá trị thuần hậu nguyên thủy của con người Việt Nam.

+ Lần đầu tiên có một nhà văn xắn quần lội xuống bùn để lằng nghe hơi thở nồng nàn của đất đai, của cuộc sống con người để tái hiện mồn một trên mỗi trang viết.

+ Văn Kim Lân hấp dẫn người đọc bởi cốt truyện đơn giản, lối kể hấp dẫn và khả năng phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo.

- Giới thiệu tác phẩm: Vợ nhặt 

+ “Vợ nhặt” in trong tập “Con chó xấu xí” xuất bản năm 1962.

- Giới thiệu chung về diễn biến tâm trạng nhân vật Tràng sau khi lấy vợ.

B. Thân bài

1. Khái quát về nhân vật Tràng

- Có ngoại hình xấu xí

- Chỉ với câu nói tầm phơ tầm phào, Tràng đã "nhặt" được vợ ngay giữa bối cảnh nạn đói 1945.

2. Sự thay đổi trong diễn biến tâm trạng của Tràng

- Khi thấy sự thay đổi của ngôi nhà

+ Ngạc nhiên

+ Vui mừng

- Khi nhìn thấy hình ảnh của người vợ và mẹ.

+ Ý thức hơn về tình cảnh của gia đình mình

+ Ao ước sống tốt hơn: Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đây, Tràng xăm xăm chạy ra giữa sân, hẳn cũng muốn làm một việc gì để dự phẩn tu sửa lại căn nhà. Bước chân xầm xầm thật khỏe khoắn, tự tin, khác hẳn bước đi ngật ngưỡng mở đầu tác phẩm. Tu sửa ngôi nhà nghĩa là Tràng và gia đình mình không chấp nhận cuộc sống tạm bợ nữa, là chuẩn bị cho cuộc sống lâu dài. Họ bướng bỉnh tuyên chiến với nạn đói. 
=> Lần đầu tiên trong đời Tràng thấy mình “nên người Nên người là điều cực kì quan trọng đối với những ai bị cuộc sống đẩy vào tình cảnh không được làm người.

C. Thân bài

- Khẳng định giá trị của tác phẩm

- Tình cảm của em dành cho tác phẩm

II, Bài văn tham khảo

Những năm tháng trước cách mạng tháng Tám, số phận người nông dân trong trang viết của các nhà văn khốn khổ đến mức tột cùng. Ở Ngô Tất Tố, ta bắt gặp chị Dậu với bầu trời tăm tối, ở Nguyễn Công Hoan là tình cảnh cho vay lấy lãi nặng nề. Còn đến Kim Lân, sau nỗi đau của ông Hai, nhà văn lại tìm về với nạn đói 1945 với câu chuyện ngắn “Vợ nhặt”. Kim Lân – nhà văn được mệnh danh là cha đẻ của đồng ruộng, là nhà văn một lòng đi về với đất với trời với những giá trị thuần hậu nguyên thủy của con người Việt Nam. Văn Kim Lân hấp dẫn người đọc bởi cốt truyện đơn giản, lối kể hấp dẫn và khả năng phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo. Trong truyện ngắn “Vợ nhặt”, Kim Lân không chỉ thành công ở việc xây dựng tình huống truyện độc đáo mà còn có biệt tài trong việc miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật Tràng sau khi Tràng lấy vợ.

Câu chuyện mở ra bằng một nạn đói khủng khiếp năm 1945 xảy ra lan tràn khắp nơi trên cả nước. Cái đói ấy ập đến xóm ngụ cư như một con quỷ dữ nuốt chửng tính mạng của biết bao người. Nó biến không khí vốn trong lành, tươi mát của một làng quê thanh bình thành không khí ẩm thối của mùi rác rưởi và xác chết: “người chết như ngả rạ”, “ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường”,…Cái đói ấy đã cướp đi tiếng nói cười hồn nhiên của những đứa trẻ trong làng. Còn Tràng – nhân vật chính của truyện là một chàng trai xấu xí, thô kệch, ế vợ, sống ở xóm ngụ cư. Anh làm nghề kéo xe bò thuê và sống cùng người mẹ già. Một lần kéo xe thóc Liên đoàn lên tỉnh Tràng đã quen với một cô gái. Sau một câu nói nửa thật nửa đùa, cô gái đã theo anh về nhà làm vợ.

Kim Lân đã dành rất nhiều trường đoạn để miêu tả diễn biến của nhân vật Tràng sau khi nhặt được vợ. Đầu tiên khi nghe những lời hàng xóm xì xầm, bàn tán chê bai:”chao ôi, thời buổi nào còn rước cái của nợ ấy về, có nuôi nổi nhau sống qua ngày không?”.Nhưng Tràng nghe thấy thế cũng chỉ “Chậc. Kệ” giờ đây hắn chỉ còn “tình nghĩa với người đàn bà đi kế bên”. Hắn tủm tỉm cười hai mắt sáng lấp lánh mơ về niềm hạnh phúc tương lai.

Buổi sáng hôm sau khi Tràng thức dậy tâm trạng của hắn thực sự thay đổi. Niềm vui lâng lâng trong người khi hắn nhìn thấy nhà cửa dọn sạch sẽ tinh tươm. Mẹ hắn đang nhổ cỏ vườn. Vợ đang quét sân tiếng chổi vang lên đều đều. Bỗng nhiên, hắn cảm thấy yêu thương gắn bó với cái nhà của hắn một cách lạ lùng. Thế là từ đây hắn đã có một gia đình, hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đây.C ái nhà sẽ trở thành nơi che mưa che nắng cho vợ chồng hắn. Một nguồn sung sướng và phấn chấn dâng lên trong lòng Tràng. Lúc này, Tràng cũng biết bổn phận của người đàn ông trong gia đình cần lo lắng cho vợ.

Bên cạnh đó, hắn còn chạy xăm xăm ra giữa sân và tham dự vào một phần giúp tu sửa căn nhà. Từ láy “xăm xăm” thu dọn đã cho thấy Tràng đã bắt đầu có ý thức thay đổi, cải thiện lại không gian sống của mình. Hơn thế nữa, nó còn cho thấy sự lịch sự, tôn trọng của Tràng đối với người vợ mà mình đã “nhặt” về. Bên cạnh đó, Tràng còn thanh minh về sự bừa bộn vì thiếu bàn tay của đàn bà. Hành động ấy thật ngượng nghịu nhưng nó lại rất đỗi chân thật, mộc mạc. Người ta thường nói, trong nạn đói, con người có thể trở nên ích kỷ, hẹp hòi thậm chí độc ác để tranh giành miếng ăn. Thế nhưng, ở đây, khi dẫn thị về nhà, Tràng lại ngượng ngùng đi thu dọn nhà cửa, không hề nghĩ tới miếng ăn, không hề nghĩ tới việc phải làm cách nào để được sống. Điều đó đã chứng tỏ trong tình cảnh cái đói, con người ta vẫn giữ được phẩm chất cao đẹp. Chỉ trong một đoạn văn ngắn ngủi mà Kim Lân đã lột tả được tâm trạng của nhân vật Tràng. Từ bất ngờ, bỡ ngỡ cho đến hạnh phúc tột  cùng khi biết mình đã có gia đình.

Thông qua đoạn trích trên ta thấy nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc của nhà văn Kim Lân. Với những ngôn từ mộc mạc, giản dị dậm chất nông thôn có thêm sự gia công sáng tạo của nhà văn. Cùng lối kể truyện hấp dẫn sinh động giúp chúng ta hiểu thêm phần nào về nhân vật anh cu Tràng. Một người nông dân tuy sống trong hoàn cảnh nghèo khó, khổ cực nhưng chưa bao giờ từ bỏ mơ ước về một cuộc sống hạnh phúc sau này. Đó chính là tư tưởng nhân đạo được nhà văn khéo léo lồng ghép vào trong tác phẩm.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm