hãy phân tích, tại sao Đại hội III của Đảng năm 1960 lại cho rằng: “Cách mạng miền Bắc có vai trò quyết định nhất và cách mạng miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước?”

1 câu trả lời

Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Ðảng, năm 1960, chủ trương tiến hành cách mạng XHCN ở miền bắc; cách mạng XHCN ở miền bắc gắn bó chặt chẽ với cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam và giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ sự nghiệp cách mạng của cả nước.

Suốt những năm xây dựng, chiến đấu gian lao miền bắc, tiền tuyến đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, đồng thời hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang là hậu phương lớn của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Ðảng.

- Trong 21 năm chiến tranh, nhất là từ sau Nghị quyết Hội nghị BCH T.Ư lần thứ 15 của Ðảng (1959), miền bắc tổ chức chi viện sức người, sức của cho miền nam, cho cách mạng Lào và sau đó, cho cách mạng Cam-pu-chia. Sự chi viện đó là to lớn, toàn diện, liên tục, với nhịp độ ngày càng tăng, đáp ứng đòi hỏi của chiến trường. Năm 1959, miền bắc đưa vào miền nam hơn 500 người. Năm 1964, con số đó tăng lên hơn 17 nghìn. Trong thời gian diễn ra những cuộc tiến công chiến lược (1968, 1972, 1975), nhân lực động viên ở miền bắc phục vụ nhu cầu chiến tranh tăng gấp bốn, năm lần so với trước. Chưa tính số quân bảo vệ miền bắc, làm lực lượng dự bị chiến lược, chiến đấu và công tác trên tuyến vận tải 559, chỉ tính riêng số quân đưa vào miền nam trong các năm kể trên như sau: năm 1968 là 141 nghìn, năm 1972 xấp xỉ 153 nghìn, năm 1975 là 117 nghìn. Ngoài lực lượng trực tiếp chiến đấu, các lực lượng vận tải, bảo đảm giao thông, mở đường và các lực lượng bảo đảm khác gồm hàng trăm nghìn người cũng được động viên từ miền bắc.

- Về vật chất, miền bắc đã tổ chức tiếp nhận hàng triệu tấn vật chất, vũ khí, phương tiện kỹ thuật do nước ngoài viện trợ; tổ chức nghiên cứu, thiết kế, cải biên, cải tiến nhiều loại vũ khí, khí tài; tổ chức vận chuyển vượt hàng nghìn km dưới bom đạn đánh phá của địch tới các chiến trường, các vùng giải phóng. Trong những năm từ 1965 đến 1968, miền bắc đưa vào miền nam khối lượng vật chất gấp 10 lần so với những năm từ 1961 đến 1964. Con số đó trong những năm chống chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh còn tăng gấp nhiều lần.

- Bên cạnh việc chi viện sức người, sức của cho chiến trường, miền bắc còn tiếp nhận hàng trăm nghìn cán bộ, chiến sĩ, con em miền nam tập kết; đón tiếp gần 310.000 thương binh, bệnh binh và hơn 350.000 lượt người từ tiền tuyến ra hậu phương chữa bệnh, học tập...

- Vào giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh, trong hai năm 1973 và 1974, 250 nghìn thanh niên miền bắc gia nhập lực lượng vũ trang, 150 nghìn quân từ biệt hậu phương vào nam chiến đấu, hàng chục nghìn cán bộ, nhân viên kỹ thuật, thanh niên xung phong miền bắc tới các vùng giải phóng ổn định tình hình. Trong hai năm này, 397 nghìn tấn vật chất từ miền bắc được chuyển tới mặt trận, bằng 54% tổng khối lượng vật chất giao cho các chiến trường trong suốt 16 năm trước đó.

=> Ðược hậu phương miền bắc chi viện mạnh mẽ, toàn diện, thế và lực cách mạng miền nam biến chuyển nhanh chóng, áp đảo quân địch. Trước tình hình đó, tháng 1-1975, Bộ Chính trị hạ quyết tâm động viên cao độ sức mạnh của cả nước mở cuộc Tổng tiến công chiến lược giải phóng hoàn toàn miền nam.Thực hiện quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị, cả miền bắc hướng ra tiền tuyến, dốc sức chi viện cho miền nam. Trên mọi nẻo đường dẫn ra mặt trận, những đoàn xe vận tải nối đuôi nhau đi suốt ngày đêm, chuyển nhanh vào nam các binh đoàn chủ lực, các đoàn cán bộ dân, chính, Ðảng và hàng chục nghìn tấn vật chất, tạo ra thế và lực áp đảo trước khi chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh bắt đầu. Nhờ đó, cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 toàn thắng, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của nhân dân ta...

Câu hỏi trong lớp Xem thêm