hãy phân tích câu thơ và sử dụng ít nhất 10 biện pháp tu từ 2 lần: Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu? Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau

1 câu trả lời

  Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau

  Những vần thơ Xuân Quỳnh đậm chất lãng mạn với những ngôn từ giàu cảm xúc, chất thơ trữ tình thể hiện một tâm hồn nhạy cảm, một trái tim yêu đương cháy bỏng.

Những dòng thơ trên là một chút lo lắng về tình yêu của nhà thơ- một con người bị đổ vỡ nhiều trong tình yêu. " Trước muôn trùng sóng bể" bão tố cuộc đời, thăng trầm cuộc sống, 'em' nghĩ về 'anh, em". Rồi chợt "em cũng không biết nữa-khi nào ta yêu nhau". Tình yêu đến không ai biết trước được nhưng họ vẫn sẽ yêu cho dù có điều gì xảy ra. Đã có rất nhiều thi sĩ đi tìm câu trả lời cho câu hỏi ấy nhung cuối cùng cũng không ai giải thích được. Xuân Quỳnh mượn hình tượng sóng để dẫn dắt đến câu hỏi của mình"sóng bắt đầu từ gió-gió bắt đầu từ đâu".Tình yêu cũng như sóng biển, như gió trời vậy thôi, làm sao có thể hiểu hết được. Nó cũng tự nhiên, hồn nhiên như thiên nhiên , và cũng khó hiểu, nhiều bất ngờ như tự nhiên vậy. Bằng câu hỏi tu từ kết hợp với điệp cấu trúc cú pháp, tác giả đã thể hiện cái ngây thơ, bối rối, nữ tính của mình. Người phụ nữ băn khoăn về khởi nguồn của tình yêu và bộc bạch một cách hồn nhiên, chân thành sự bất lực không lý giải được câu hỏi muôn đời ấy trong tình yêu: “Em cũng không biết nữa – Khi nào ta yêu nhau”.  Hỏi qua hỏi lại nhưng cuối cùng cũng chỉ là:"em cũng không biết nữa"Một nỗi nhớ còn cào, da diết, không thể nào yên, không thể nào nguôi .. Cũng như có một nhà thơ đã từng viết:"Anh yêu em vì sao không biết nữa-Chỉ thấy yêu em anh thấy yêu đời".Tình yêu thường cũng gắn liền với nỗi nhớ khi xa cách. Một nỗi nhớ thường trực cả khi thức, cả khi ngủ, bao trùm lên cả không gian . Nỗi nhớ của một trái tim đang yêu được Xuân Quỳnh diễn tả thật mãnh liệt .Nó cuồn cuộn, dào dạt như những đợt sóng biển triền miên, vô hồi, vô hạn .

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Giúp em với ạ!

Câu 1: Nội dung nào của Hiệp định Giơnevơ ghi nhận tư cách của Việt Nam như là thành viên của Liên hợp quốc?

A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

B. Thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

C. Thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

D. Thành lập khu phi quân sự hai bên giới tuyến của vĩ tuyến 17.

Câu 2: Điểm chung trong kế hoạch Rơve (1949) và kế hoạch Nava (1953) là?

A. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

B. bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra.

C. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.

D. phô trương tiềm lực và sức mạnh của Pháp.

Câu 3: Nguyên nhân khách quan tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là

A. Nhật đầu hàng đồng minh.

B. Đồng minh vào Đông Dương.

C. Liên Xô tấn công Pháp.

D. Đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương.

Câu 4: Lí do cơ bản dẫn đến tình trạng chia cắt đất nước Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 là

A. hai miền có sự khác biệt về kinh tế, xã hội.

B. Pháp, Mĩ không chịu thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.

C. mâu thuẫn về quyền lợi của các cường quốc trên lãnh thổ Việt Nam.

D. Pháp không thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Câu 5: Sau Hiệp định Giơnevơ, đất nước ta lại bị chia cắt là do

A. âm mưu phá hoại Hiệp định của Pháp.

B. Mĩ biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.

C. những quy định của Hiệp định Giơ ne vơ.

D. sự can thiệp của quốc tế.

5 lượt xem
1 đáp án
3 giờ trước