Hãy nêu và phân tích mục đích, tác dụng của yếu tố kì ảo trong truyện cổ tích Tấm Cám

2 câu trả lời

a. Mở bài

- Giới thiệu truyện cổ tích Tấm Cám.

- Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích: vai trò của yếu tố thần kì.

b. Thân bài

-Khái quát chung

-Truyện cổ tích thần kì: thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người

- Tóm tắt truyện Tấm Cám

- Yếu tố thần kì trong truyện cổ tích là những chi tiết, nhân vật, sự việc giúp các nhân vật tuyến thiện, trừng phạt các nhân vật tuyến ác, giải quyết xung đột truyện.

- Nội dung cần làm rõ:

* Những yếu tố thần kì

+Ông bụt và những phép màu:

+Tấm mất yếm đỏ → bụt cho cá bống

+Tấm mất cá bóng → bụt lại hiện lên an ủi và bảo tấm tìm xương cá bống chôn có sự giúp đỡ yếu tố thần kì

+Khi không được đi trẩy hội → bụt hiện lên cho chim sẻ giúp đỡ, cho quần áo đẹp…

→ Bụt là hiện thân của thần linh, giúp nhân dân thực hiện ước mơ về hạnh phúc

Những lần hóa thân của Tấm

+Lần thứ nhất: hóa thân thành chim vàng anh

+Lần thứ hai: hóa thân thành cây xoan đào

+Lần thứ ba: hóa thân thành khung cửi

+Lần thứ tư: hóa thân thành cây thị

→ Những lần hóa thân cho thấy sức sống mãnh liệt của Tấm, của cái thiện

- Vai trò, ý nghĩa của các yếu tố thần kì trong truyện cổ tích Tấm Cám

- Làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn

-Sự can thiệp của lực lượng thần kì vào câu chuyện góp phần tạo tính chất xung đột và giải quyết xung đột trong truyện cổ tích

-Thể hiện ước mơ, khát khao về lẽ công bằng, về hạnh phúc của nhân dân

c. Kết bài

- Nêu cảm nhận, đánh giá, nhận xét về vấn đề

-Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của cá nhân

yếu tố kì diệu siêu nhiên chính là thủ pháp nghệ thuật gắn với nội dung lãng mạn của truyện. Tác giả dân gian cũng như thính giả dân gian để cho trí tưởng tượng bay bổng theo những sự kiện kì diệu trong truyện không phải vì thực tâm tin - ít ra thì cũng không hoàn toàn tin - rằng những sự kiện đó là có thực nhưng chủ yếu là vì những sự kiện đó cần thiết cho việc giải quyết những vấn đề mà thực tế cuộc sông trong xã hội cũ chưa cho phép giải quyết hoàn toàn như ý muôn như ước vọng của nhân dân. Yếu tô' thần kì trong cổ tích xét cho kĩ không phải chủ yếu là sản phẩm của đầu óc mê tín mà là phương diện cần thiết cho tác giả dân gian có thể đưa sự phát triển tình tiết theo ý muốn của mình. Nhờ vậy mà Tấm Cám đã thể hiện được tất cả những gì mà tác giả dân gian gửi gắm. Đó là khát vọng ước mơ, là quan niệm triết lí về cuộc sống, cuộc đời với quy luật nhân quả từ nghìn đời nay của cha ông.

Tôi thiết nghĩ nếu thiếu đi những yếu tố thần kì thì những câu truyện cổ tích sẽ ra sao? Có lẽ nó sẽ trở thành một mảnh đất khô cằn mà cây đời không thể bám rễ vào hút những dòng tươi mát như bây giờ. Và khi nghe truyện cổ tích mà không tin theo, rung cảm theo những sự việc kì diệu, không thể cho trí tưởng tượng và tình cảm của mình bay bổng theo sự việc, nhất là sự việc hoang đường ở trong truyện thì không thưởng thức được hết ý nghĩa của truyện.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm