Hãy nêu những hiểu biết của em về phong tục viết câu đối trong ngày Tết xưa? (ngắn thôi nhé các bạn) Thank you very much

2 câu trả lời

Cho chữ, xin chữ đã trở thành một phong tục của người Việt Nam ta, gắn liền với thú chơi chữ tao nhã, thanh cao. Trước đây, cứ mỗi dịp Tết, ai ai cũng muốn có một đôi câu đối đỏ hay một vài chữ nho để treo trong nhà cũng như cầu may vậy để năm sang sẽ được may mắn, an khang-thịnh vượng. Chữ Nho là gì? Chữ nho hay còn gọi là chữ Hán đó là một loại ngôn ngữ mà chúng ta vay mượn của nước Trung Quốc, được truyền tụng bởi lịch sử của nước ta. Còn bây giờ, đâu ai hay biết rằng cái '' thú chơi'' đó, sự may mắn đó lại hao hụt đi theo thời gian và biến đổi cùng sự phát triển của xã hội. '' Phố ông đồ xin đừng biến thành cái chợ'' đó là tiêu đề của một thông tin mà tôi được đọc. Thật hiếm khi các ông đồ tụ tập với nhau, cùng trao nhau những câu đối, những cái chữ mà xuất phát từ cái tâm. Hình ảnh ông đồ già mặc áo the, bày mực tàu và giấy đỏ luôn luôn thành tâm trao chữ cho mọi người qua lại. Họ viết bằng cái tâm, bằng những nét chữ '' phượng múa rồng bay'' của họ, bằng những gì ông cha ta lưu truyền lại được cho họ chứ không phải những ''anh đồ trẻ'' viết thư pháp chữ quốc ngữ hiện đại nhằm mục đích chỉ mong kiếm tiền từ nghề bán chữ. Đó là một truyền thống cao quý và thiêng liêng mà sao tôi tự hỏi truyền thống đó lại phải mai một theo năm tháng và theo thời gian như vậy. Hoàn toàn sai nếu con người Việt Nam cứ chạy theo thời gian, bận rộn mà không quan tâm tới những truyền thống quý báu lâu đời của dân tộc. Cho dù xã hội thay đổi ra sao thì những ông đồ sẽ vẫn ngồi đó, mong sao con cháu mình hiểu được và không lãng quên truyền thống tươi đẹp này.

Chúc bn học tốt!

Chúc bạn học tốt!