Hãy nêu hoàn cảnh ra đời, thể loại, ngôn ngữ, nội dung, phong cách nghệ thuật của tập thơ Nhất ký trong tù

2 câu trả lời

hoàn cảnh ra đời : lúc ở trong tù bác thường sính thơ làm văn cho vơi đi nỗi buồn và trong những tác phẩm của người có "tập thơ Nhất ký trong tù"

thể loại: trong tập thơ có nhiều bài và nhiều thể loại khác nhau như thất ngôn tứ tuyệt, song thất lục bát ...

ngôn ngữ : phong phú giàu hình ảnh

nội dung: thiên về cách mạng và những khổ cực trong việc chuyễn lao, tù giam

phong cách nghệ thuật:

kết cấu chặt chẽ, lời thơ bình dị tự nhiên

 hình ảnh ản dụ nhiều lớp nghĩa

1.Hoàn cảnh ra đời.
Ngày 29 tháng 8 năm 1942, trên con đường hoạt động cách mạng vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng cho toàn dân tộc và nhân loại, Hồ Chí Minh bị bọn phản cách mạng trong Chính phủ Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch bày đặt ra chiều trò nghi vấn người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, là gián điệp rồi bắt gian vào nhà ngục . Từ đấy, Hồ Chí Minh phải chuyển đi chuyển lại, qua nhiều nhà tù của lực lượng đối địch với sự công bằng và chính nghĩa cho đến một năm sau, nếu tính tròn năm, còn đếm đúng, đủ là 1 năm và 12 ngày, tức là tới mùng 10 tháng 9 năm 1943 thì lãnh tụ thiên tài của toàn dân Việt Nam được trả lại tự do .

2. Thể loại và tinh thần
Quyển Nhật ký trong tù được viết bằng chữ Hán. Nếu coi năm câu đề từ "Thân thể ở trong ngục/ Tinh thần ở ngoài ngục/ Muốn nên sự nghiệp lớn/ Tinh thần càng phải cao"  không được tác giả đặt tên, ghi ở ngoài bìa, là một bài thơ, và kể cả bài Mới ra tù tập leo núi viết sau khi không phải giam cầm, được trả lại tự do, nhưng có liên quan nhiều và mật thiết với kiệt tác trên, nên thường được in chung vào cuối ấn phẩm Nhật ký trong tù thì tập thơ này gồm 135 bài.
Bài thứ 11 có tựa là Lời hỏi gồm 12 câu, mỗi câu 5 chữ và bài thứ 103 với tiêu đề Bốn tháng rồi có tất cả 16 câu dài, ngắn khác nhau và 3 từ ghép "Bởi vì", "Cho nên", "May mà" với tư cách là những phụ từ, rõ ràng, đấy là hai bài thơ viết theo thể tự do, không phải là hai bài Đường thi.
Còn lại 133 bài trong trước tác đang bàn đều là các bài thơ Đường luật. Các bài viết theo thể thơ Đường ở đây, hoặc là thuộc dạng thơ Đường luật cơ bản, tức là thất ngôn bát cú (một bài có 8 câu, mỗi câu gồm 7 chữ), thí dụ bài Tình thiên (Trời hửng): "Sự vật tuần hoàn nguyên hữu định/ Vũ thiên chi hậu tất tình thiên/ Phiến thì vũ trụ giải lâm phục/ Vạn lý sơn hà sái cẩm chiên/ Nhật noãn phong thanh hoa đới tiếu/ Thụ cao chi nhuận điểu tranh nghiên (ngôn)/ Nhân hòa vạn vật đô hưng phấn/ Khổ tận cam lai, lý tự nhiên" ; hoặc là thuộc dạng thơ Đường luật không cơ bản, còn gọi là thơ tứ tuyệt.
Thơ tứ tuyệt gồm có hai dạng là tứ tuyệt ngũ ngôn (một bài gồm 4 câu, mỗi câu 5 chữ) như bài gồm 4 câu đề từ đã dẫn , và tứ tuyệt thất ngôn (một bài có 4 câu, mỗi câu 7 chữ), chẳng hạn: "Lão phu nguyên bất ái ngâm thi/ Nhân vị tù trung vô sở vi/ Liêu tá ngâm thi tiêu vĩnh nhật/ Thả ngâm thả đãi tự do thì" .
Như trên đã nói, Nhật ký trong tù gồm 135 bài thì chỉ có 2 trong số nhiều đó không làm theo thể Đường thi, còn lại 133 bài cùng là các dạng khác nhau của thơ Đường. Vậy, có thể nói Nhật ký trong tù là một tập thơ Đường luật. Đường luật là luật thơ có vào đời nhà Đường (từ năm 618 đến năm 709) ở Trung Quốc.
Bàn về thơ Đường luật, từ xưa đến nay, cả ở trong và ngoài nước ta còn có những quan niệm khác nhau đến mức đáng kể. Chẳng hạn, nhiều nhà nghiên cứu và tại không ít tài liệu lý luận cũng như văn học sử cho bố cục của bài thơ Đường dạng cơ bản gồm có 4 phần là: đề, thực, luận và kết. Trong đó, phần đề gồm câu thứ nhất và thứ hai để mở ý của bài thơ; phần thực gồm câu thứ ba và thứ tư có nhiệm vụ giải thích rõ hơn ý nghĩa của cả bài; phần luận gồm câu thứ năm và thứ sáu phát triển rộng ý nghĩa của toàn bài; phần kết gồm hai câu cuối cùng, tức câu thứ bảy và thứ tám, kết thúc thi phẩm .
Lối bàn luận và quan niệm về bố cục của một bài thơ Đường luật đại loại như trên, xen ra rất rắc rối, phức tạp, dường như làm trừu tượng hóa vấn đề. Vì thế, Kim Thánh Thán (sinh năm 1596, bị nhà Thanh giết năm 1648), tác gia phê bình văn học kiệt xuất ở Trung Quốc, cuối đời Minh  chỉ chia bố cục một bài thơ Đường luật làm hai phần là nửa trên và nửa dưới thôi .
Người làm thơ Đường buộc phải tuân thủ luật gieo vần một cách nghiêm ngặt, cả bài thơ chỉ có một vần, không được đến hai, ở các chữ cuối của câu thứ nhất với chữ cuối của các câu chẵn. Thí dụ, gieo vần "a" trong bài thơ Đường luật mang tên Qua Đèo Ngang của nữ thi sĩ Nguyễn Thị Hinh mà giới nghiên cứu cũng như công chúng độc giả từ nhiều đời nay quen gọi là Bà Huyện Thanh Quan (bởi chồng bà làm Tri huyện Thanh Quan, tỉnh Thái Bình): "Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà/ Cỏ cây chen đá, lá chen hoa/ Lom khom dưới núi tiều vài chú/ Lác đác bên sông chợ mấy nhà/ Nhớ nước đau lòng con quốc quốc/ Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia/ Dừng chân đứng lại, trời, non, nước/ Một mảnh tình riêng ta với ta" . Thí dụ khác, đó là bài thơ Đường luật dạng tứ tuyệt thất ngôn Tân xuất ngục học đăng sơn (Mới ra tù tập leo núi) in ở cuối tập Nhật ký trong tù chỉ gieo vần theo một vần "ân" tại chữ cuối của câu thứ nhất và các chữ cuối của các câu chẵn: "Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân/ Giang tâm như kính tinh vô trần/ Bồi hồi độc bộ Tây Phong lĩnh/ Dạo vọng Nam thiên ức cố nhân" . Luật gieo vần này quả thật là rất khó đối với nhiều thi nhân. Vì thế, không ít nhà thơ đã từng phạm lỗi gieo vần ấy đến mức độ ít nhiều nào đó.
Người làm thơ theo luật Đường còn phải tuân thủ phép đối câu, đối chữ giữa câu thứ ba và thứ tư, giữa câu thứ năm và thứ sáu. Chẳng hạn, trong bài thơ Đường luật nổi tiếng trên đây của Bà Huyện Thanh Quan thì câu thứ ba "Lom khom dưới núi, tiều vài chú" và câu thứ tư "Lác đác bên sông, chợ mấy nhà" có các chữ tượng hình "lom khom" đối với "lác đác", các chữ chỉ địa điểm "dưới núi" đối với "bên sông", các chữ chỉ số lượng "tiều vài chú" đối với "chợ mấy nhà"; trong câu thứ năm và thứ sáu có "Nhớ nước" đối với "Thương nhà", "đau lòng" đối với "mỏi miệng", "con quốc quốc" đối với "cái gia gia".
Thi nhân muốn viết theo thể thơ Đường còn phải chú trọng bảo đảm luật bằng trắc phức tạp và khó hơn nhiều các luật trên. Vì quá khó như vậy, nên nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề ấy cũng chỉ viết bằng một câu hoặc mươi dòng chung chung, không cụ thể, không có luận chứng và thí dụ minh họa rõ ràng, bởi thế không thuyết phục được người đọc về việc phải tuân thủ luật bằng trắc trong sáng tạo thơ Đường. Bài Tình thiên trong tập Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh ("Sự vật tuần hoàn nguyên hữu định/ Vũ thiên chi hậu tất tình thiên/ Phiến thì vũ trụ giải lâm phục/ Vạn lý sơn hà sái cẩm chiên/ Nhật noãn phong thanh hoa đới tiếu/ Thụ cao chi nhuận điểu tranh nghiên/ Nhân hòa vạn vật đô hưng phấn/ Khổ tận cam lai, lý tự nhiên" ), cũng như các bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan đã dẫn ở trên, bài Thương vợ của Tú Xương ("Quanh năm buôn bán ở mom sông/ Nuôi đủ năm con với một chồng/ Lặn lội thân cò khi quãng vắng/ Eo sèo mặt nước buổi đò đông/ Một duyên hai nợ âu đành phận/ Năm nắng mười mưa dám quản công/ Cha mẹ thói đời ăn ở bạc/ Có chồng hờ hững cũng như không" ), bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến ("Ao thu lạnh lẽo nước trong veo/ Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo/ Sóng biếc theo làn hơi gợn tí/ Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo/ Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt/ Ngõ trúc quanh co khách vắng teo/ Tựa gối buông cần lâu chẳng được/ Cá đâu đớp động dưới chân bèo" ) đều là những bài thơ Đường luật dạng cơ bản (mỗi bài gồm 8 câu, một câu có 7 chữ), có vần điệu, nội dung, ý nghĩa sâu sắc nói lên tình yêu đất nước, quê hương, thương người lao động tần tảo chuyên cần, tin tưởng vào ngày mai hết khổ đau đến hạnh phúc. Các bài thơ Đường nổi tiếng ấy không làm theo một luật bằng trắc nào cả!! Vậy, thiết tưởng, nên bỏ luật bằng trắc rất khó tuân thủ trong trước tác thơ Đường đi!! Bỏ đi cái đòi hỏi quá ư rắc rối, phức tạp mà vẫn sáng tác được các bài thơ Đường luật không thể nào quên trong tâm trí độc giả, đó là công việc nên làm.
Thực tế cho thấy đã có không ít thi sĩ làm thơ Đường không tránh khỏi phạm luật, lỗi ở những mức độ khác nhau. Nhiều người đã ngại, hoặc không đủ sức làm thơ Đường. Thơ Đường với những luật khắt khe, tuy vậy nó đã không bị lãng quên hoặc mai một dần. Thơ Đường đã xuất hiện và tồn tại từ hơn một nghìn năm trước cho đến nay nó vẫn chứng tỏ được khả năng khái quát, phản ánh thực tế khách quan và đời sống xã hội của con người. Thi phẩm Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt với âm hưởng hùng tráng được coi như bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam là bài thơ Đường luật dạng tứ tuyệt thất ngôn: "Nam quốc sơn hà Nam đế cư/ Tiệt nhiên định phận tại thiên thư/ Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm/ Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư"  (tạm dịch là: "Sông núi nước Nam, Nam đế ở/ Rành rành định phận ở sách trời/ Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm/ Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời"). Nói đến thơ ca Việt Nam thì không thể không kể đến nhiều bài thơ Đường luật của Lý Thường Kiệt, của Bà Huyện Thanh Quan, của Nguyễn Du, của Hồ Xuân Hương, của Nguyễn Khuyến, của Trần Tế Xương... Gần đây Hội thơ Đường luật Việt Nam được phép thành lập và hoạt động. Thực tế khách quan nói trên chứng tỏ thơ Đường luạt có vị trí không thể bị loại bỏ, hơn nữa, được khẳng định trên thi đàn và đời sống chính trị xã hội Việt Nam. Vì thế trong hoạt động chính trị xã hội, Hồ Chí Minh trước tác bằng nhiều loại thể như truyện, ký, kịch, thơ lục bát, thơ tự do, thơ Đường luật, v.v.. Hầu hết các bài trong tập Nhật ký trong tù được viết bằng thể thơ Đường luật, đó là sự kiện bình thường trong hoạt động trước tác của Hồ Chí Minh.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
5 lượt xem
2 đáp án
15 giờ trước