hãy nêu giải pháp khắc phục hạn chế của công tác chế biến nông lâm thủy sản tại địa phương
2 câu trả lời
- Muốn bảo quản tốt nông, lâm, thủy sản cần phải làm:
+ Đảm bảo độ ẩm phù hợp với từng loại sản phẩm (lúa 70% - 80%, rau 85% - 90%).
+ Giữ nhiệt độ thấp để hạn chế sự hoạt động của các vi sinh vật, các phản ứng hóa sinh.
+ Bảo quản sản phẩm trong kho tránh sự phá hoại của các sinh vật gây hại như chuột, mọt,...
Để ngành Thủy sản Việt Nam tiếp tục phát triển theo hướng bền vững, cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 và công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam. Trên thế giới, công nghệ 4.0 đã và đang được thúc đẩy áp dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực nông nghiệp- thủy sản tại các nước như: Israel, châu Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan... và tạo ra những giá trị vượt trội trong sản xuất như giải phóng sức lao động, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất, tiết kiệm chi phí, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, cảm biến nhanh để thích ứng với những thay đổi của thời tiết, môi trường...
Thứ hai, tuân thủ nghiêm các quy định đánh bắt thủy sản. Để đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất thủy sản, phù hợp với quy định của thị trường trong và ngoài nước, các tổ chức, cá nhân tham gia đánh bắt thủy sản cần phải thực thi đúng Luật Thủy sản. Đặc biệt là không vi phạm vùng biển nước ngoài, không đánh bắt các loài thủy sản bị cấm...
Thứ ba, nâng cao chất lượng môi trường nước.Hiện nay, chất lượng nguồn nước cung cấp cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản đang bị suy giảm nghiêm trọng so với những năm trước đây, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các đối tượng nuôi. Để đảm bảo chất lượng nuôi trồng thủy sản, cần nâng cao chất lượng môi trường nước. Người nuôi trồng thủy sản cần áp dụng một số công nghệ trong xử lý nước và trong quá trình nuôi như: Công nghệ lọc sinh học để loại bỏ chất rắn dạng lơ lửng và các khí độc hòa tan trong nước.
Thứ tư, phát triển thị trường và xúc tiến thương mại. Cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác xúc tiến thương mại để củng cố và phát triển các thị trường truyền thống, các thị trường lớn (EU, Nhật Bản, Mỹ) và phát triển mở rộng các thị trường Đông Âu, Trung Đông, Trung Quốc, Hàn Quốc… Đồng thời, phát triển, mở rộng thị trường nội địa phục vụ du lịch, các đô thị, khu dân cư lớn.
Thứ năm, tăng cường công tác quản lý nhà nước, hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý nhà nước ngành Thủy sản từ Trung ương đến địa phương. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong ngành Thủy sản. Hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, điều kiện trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thủy sản làm cơ sở quản lý và xã hội hóa một số khâu trong công tác quản lý nhà nước về thủy sản.