Hãy lầm sáng tỏ nhận định truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân không chỉ miêu tả tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 mà còn thể hiện được bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của họ : ngay trên bờ vực của cái chết, họ vẫn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình và yêu thương đùng bọc lẫn nhau
2 câu trả lời
I. Mở bài - Dẫn dắt, giới thiệu nhân vật người vợ nhặt
- Giới thiệu tác giả: Kim Lân
- Giới thiệu tác phẩm: Vợ nhặt
II. Thân bài 1) Giải thích ý kiến
- Giá trị hiện thực: miêu tả tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945
- Giá trị nhân đạo sâu sắc: thể hiện bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của người nông dân ngay trong tình cảnh khốn cùng
2) Chứng minh ý kiến
a) Tình cảnh thê thảm của người nông dân (trong nạn đói năm 1945)* Tràng:
- Hội tụ đầy đủ các yếu tố bất lợi để có thể lấy được vợ: ngụ cư, gia cảnh nghèo, ngoại hình không hấp dẫn…
- Trong nạn đói lịch sử, giữa lúc người chết như ngả rạ lại nhặt được vợ, vừa mừng lại vừa lo… Phía trước là một tương lai mù xám
- Đám cưới diễn ra rất thảm hại, đặt trên phông nền của một đám tang lớn trong nạn đói
* Người vợ nhặt
- Lai lịch đặc biệt, không tên tuổi, quê quán, gia đình, nghề nghiệp… -> trong nạn đói thân phận con người trở nên vô nghĩa
Vì đói nghèo mà phải chấp nhận theo không Tràng về làm vợ nhặt, không cần dò hỏi ngọn nguồn lạch sông, không cần lễ nghi cưới hỏi
- Đám cưới diễn ra rất thảm hại
* Bà cụ Tứ- Dân ngụ cư, chồng và con gái không còn, nhà chỉ còn mẹ góa con côi…
- Gia cảnh quá nghèo nên không thể thực hiện mong ước lớn nhất là lấy vợ cho con
- Con lấy vợ (nhặt vợ) vào giữa bối cảnh nạn đói hoành hành, người chết như ngả rạ, nên bà không biết nên mừng hay tủi, nên vui hay buồn, bao trùm lên là nỗi lo lắng, ai oán và xót thương cho số kiếp đứa con mìnhb)
Bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu ngay bên bờ vực của cái chết
* Hướng về sự sống- Tràng: nghĩ đến hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới dẫn đường đám người đói đi cướp kho thóc của Nhật- Người vợ nhặt:
+ Sự vô duyên, táo bạo đến trơ trẽn của thị khi gặp Tràng ở chợ tỉnh là biểu hiện của khát vọng sống mãnh liệt, ăn để được sống
+ Thị chấp nhận theo không Tràng về làm vợ để bám víu vào sự sống
+ Thị nhắc đến chuyện người ta không chịu đóng thuế mà còn phá kho thóc của Nhật chia cho người đói -> hé mở con đường giải thoát
* Khát khao tổ ấm gia đình- Tràng:+ Những lời trêu đùa khi kéo xe bò lên dốc tỉnh, rồi lời bông lơn “Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về” là ẩn chứa tiềm tàng khát vọng hạnh phúc khi đến tuổi dựng vợ gả chồng+ Khát vọng hạnh phúc giúp Tràng đủ dũng cảm tặc lưỡi: Chậc, kệ đưa thị về làm vợ trong tâm điểm của nạn đói khủng khiếp+ Sáng hôm sau ở Tràng đã thức dậy ý thức trách nhiệm và bổn phận của người đàn ông trong gia đình, thấy thương yêu gắn bó với ngôi nhà lạ lùng và thấy có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này
- Người vợ nhặt:+ Thị chấp nhận theo không Tràng về làm vợ ngoài mục đích bám víu vào sự sống còn là do sự thôi thúc của khát vọng hạnh phúc khi đến tuổi dựng vợ gả chồng+ Thị trở thành con người khác hẳn, thành vợ hiền dâu thảo, chung tay vun vén cửa nhà, xây đắp tổ ấm hạnh phúc
- Bà cụ Tứ: + Khi con trai giới thiệu vợ, bà cụ đã nghĩ: người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này người ta mới lấy đến con mình, mà con mình mới có vợ được. Nên bà gạt hết nỗi lo đến đón chào con dâu mới “U cũng mừng lòng”+ Bà dặn dò khuyên nhủ đôi trẻ, hướng chúng đến tương lai tươi sáng+ Sáng hôm sau bà tươi tỉnh xăm xắn quét dọn cửa nhà với hi vọng tương lai sẽ sáng sủa hơn+ Bà bàn tính chuyện nuôi gà, truyền cho các con niềm hứng khởi và niềm tin vào ngày mai
* Yêu thương đùm bọc lẫn nhau- Tràng+ hào phóng đãi thị 4 bát bánh đúc xuất phát từ tình thương + Dù thị chỉ là vợ theo không nhưng Tràng rất trân trọng và yêu thương: mua cho cái thúng con đựng vài thứ đồ lặt vặt, cách giới thiệu với mẹ “nhà tôi mới về làm bạn với tôi…”- Người vợ nhặt+ Khi bước chân về nhà chồng, nhìn ngôi nhà đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cò dại ở xóm ngụ cư, dù thất vọng nhưng thị đã cố nén tiếng thở dài tránh làm tổn thương Tràng+ Khi nhận bát cháo cám từ tay mẹ chồng, hai mắt tối lại vì thất vọng nhưng vẫn điềm nhiên và vào miệng tránh làm mất đi niềm hứng khởi của bà mẹ chồng tội nghiệp- Bà cụ Tứ+ Mở lòng đón nhận người con dâu tội nghiệp trong tình cảnh khốn cùng “Ừ thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng”+ Giấu nỗi buồn và nỗi lo lắng xuống tận đáy lòng, quay đi để các con không thấy mình khóc, để nói những lời động viên vun vén cho đôi trẻ+ Nồi cháo cám cũng là biểu hiện của sự chăm sóc đầy yêu thương dành cho các con3. Liên hệ với tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao để thấy được nội dung nhân đạo sâu sắc của các tác phẩma) Liên hệ tác phẩm Chí Phèo
* Tình cảnh thê thảm của người nông dân (trong xã hội thực dân phong kiến)- Nhân vật Chí Phèo- Nhân vật Thị Nở
* Bản chất tốt đẹp- Khát khao yêu thương và hạnh phúc, khát vọng hoàn lương- Nhân vật Chí Phèo- Nhân vật Thị Nởb) Nội dung nhân đạo sâu sắc của các tác phẩm: Điểm gặp gỡ của hai tác phẩm cùng thể hiện các khía cạnh nhân đạo sau:- Cùng đồng cảm với số phận bi kịch của người nông dân, từ đó lên án tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người nông dân vào tình cảnh khốn cùng- Cùng ca ngợi bản chất tốt đẹp của các nhân vật, thể thể hiện niềm tin bất diệt dù trong tình cảnh nào thiên lương cũng không thể bị dập tắt, vẫn tỏa sáng, nhất là khi có cơ hội được yêu thương
III. Kết luận
- Khẳng định lại vấn đề
- Khẳng định giá trị tác phẩm và vị trí tác giả
Đề bài: “Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân không chỉ miêu tả tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 mà còn thể hiện được bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của họ: ngay trên bờ vực của cái chết, họ vẫn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu đùm bọc lẫn nhau” (Ghi nhớ- SGK)
Anh/ chị hãy nêu suy nghĩ về ý kiến trên. Từ đó, anh chị hãy liên hệ với tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao để thấy được nội dung nhân đạo sâu sắc của các tác phẩm.
I. Mở bài
- Dẫn dắt, giới thiệu nhân vật người vợ nhặt
- Giới thiệu tác giả: Kim Lân
- Giới thiệu tác phẩm: Vợ nhặt
II. Thân bài
1) Giải thích ý kiến
- Giá trị hiện thực: miêu tả tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945
- Giá trị nhân đạo sâu sắc: thể hiện bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của người nông dân ngay trong tình cảnh khốn cùng
2) Chứng minh ý kiến
a) Tình cảnh thê thảm của người nông dân (trong nạn đói năm 1945)
* Tràng:
- Hội tụ đầy đủ các yếu tố bất lợi để có thể lấy được vợ: ngụ cư, gia cảnh nghèo, ngoại hình không hấp dẫn…
- Trong nạn đói lịch sử, giữa lúc người chết như ngả rạ lại nhặt được vợ, vừa mừng lại vừa lo… Phía trước là một tương lai mù xám
- Đám cưới diễn ra rất thảm hại, đặt trên phông nền của một đám tang lớn trong nạn đói
* Người vợ nhặt
- Lai lịch đặc biệt, không tên tuổi, quê quán, gia đình, nghề nghiệp… -> trong nạn đói thân phận con người trở nên vô nghĩa
- Vì đói nghèo mà phải chấp nhận theo không Tràng về làm vợ nhặt, không cần dò hỏi ngọn nguồn lạch sông, không cần lễ nghi cưới hỏi
- Đám cưới diễn ra rất thảm hại
* Bà cụ Tứ
- Dân ngụ cư, chồng và con gái không còn, nhà chỉ còn mẹ góa con côi…
- Gia cảnh quá nghèo nên không thể thực hiện mong ước lớn nhất là lấy vợ cho con
- Con lấy vợ (nhặt vợ) vào giữa bối cảnh nạn đói hoành hành, người chết như ngả rạ, nên bà không biết nên mừng hay tủi, nên vui hay buồn, bao trùm lên là nỗi lo lắng, ai oán và xót thương cho số kiếp đứa con mình
b) Bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu ngay bên bờ vực của cái chết
* Hướng về sự sống
- Tràng: nghĩ đến hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới dẫn đường đám người đói đi cướp kho thóc của Nhật
- Người vợ nhặt:
+ Sự vô duyên, táo bạo đến trơ trẽn của thị khi gặp Tràng ở chợ tỉnh là biểu hiện của khát vọng sống mãnh liệt, ăn để được sống
+ Thị chấp nhận theo không Tràng về làm vợ để bám víu vào sự sống
+ Thị nhắc đến chuyện người ta không chịu đóng thuế mà còn phá kho thóc của Nhật chia cho người đói -> hé mở con đường giải thoát
* Khát khao tổ ấm gia đình
- Tràng:
+ Những lời trêu đùa khi kéo xe bò lên dốc tỉnh, rồi lời bông lơn “Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về” là ẩn chứa tiềm tàng khát vọng hạnh phúc khi đến tuổi dựng vợ gả chồng
+ Khát vọng hạnh phúc giúp Tràng đủ dũng cảm tặc lưỡi: Chậc, kệ đưa thị về làm vợ trong tâm điểm của nạn đói khủng khiếp
+ Sáng hôm sau ở Tràng đã thức dậy ý thức trách nhiệm và bổn phận của người đàn ông trong gia đình, thấy thương yêu gắn bó với ngôi nhà lạ lùng và thấy có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này
- Người vợ nhặt:
+ Thị chấp nhận theo không Tràng về làm vợ ngoài mục đích bám víu vào sự sống còn là do sự thôi thúc của khát vọng hạnh phúc khi đến tuổi dựng vợ gả chồng
+ Thị trở thành con người khác hẳn, thành vợ hiền dâu thảo, chung tay vun vén cửa nhà, xây đắp tổ ấm hạnh phúc
- Bà cụ Tứ:
+ Khi con trai giới thiệu vợ, bà cụ đã nghĩ: người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này người ta mới lấy đến con mình, mà con mình mới có vợ được. Nên bà gạt hết nỗi lo đến đón chào con dâu mới “U cũng mừng lòng”
+ Bà dặn dò khuyên nhủ đôi trẻ, hướng chúng đến tương lai tươi sáng
+ Sáng hôm sau bà tươi tỉnh xăm xắn quét dọn cửa nhà với hi vọng tương lai sẽ sáng sủa hơn
+ Bà bàn tính chuyện nuôi gà, truyền cho các con niềm hứng khởi và niềm tin vào ngày mai
* Yêu thương đùm bọc lẫn nhau
- Tràng
+ hào phóng đãi thị 4 bát bánh đúc xuất phát từ tình thương
+ Dù thị chỉ là vợ theo không nhưng Tràng rất trân trọng và yêu thương: mua cho cái thúng con đựng vài thứ đồ lặt vặt, cách giới thiệu với mẹ “nhà tôi mới về làm bạn với tôi…”
- Người vợ nhặt
+ Khi bước chân về nhà chồng, nhìn ngôi nhà đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cò dại ở xóm ngụ cư, dù thất vọng nhưng thị đã cố nén tiếng thở dài tránh làm tổn thương Tràng
+ Khi nhận bát cháo cám từ tay mẹ chồng, hai mắt tối lại vì thất vọng nhưng vẫn điềm nhiên và vào miệng tránh làm mất đi niềm hứng khởi của bà mẹ chồng tội nghiệp
- Bà cụ Tứ
+ Mở lòng đón nhận người con dâu tội nghiệp trong tình cảnh khốn cùng “Ừ thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng”
+ Giấu nỗi buồn và nỗi lo lắng xuống tận đáy lòng, quay đi để các con không thấy mình khóc, để nói những lời động viên vun vén cho đôi trẻ
+ Nồi cháo cám cũng là biểu hiện của sự chăm sóc đầy yêu thương dành cho các con
3. Liên hệ với tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao để thấy được nội dung nhân đạo sâu sắc của các tác phẩm
a) Liên hệ tác phẩm Chí Phèo
* Tình cảnh thê thảm của người nông dân (trong xã hội thực dân phong kiến)
- Nhân vật Chí Phèo
- Nhân vật Thị Nở
* Bản chất tốt đẹp- Khát khao yêu thương và hạnh phúc, khát vọng hoàn lương
- Nhân vật Chí Phèo
- Nhân vật Thị Nở
b) Nội dung nhân đạo sâu sắc của các tác phẩm: Điểm gặp gỡ của hai tác phẩm cùng thể hiện các khía cạnh nhân đạo sau:
- Cùng đồng cảm với số phận bi kịch của người nông dân, từ đó lên án tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người nông dân vào tình cảnh khốn cùng
- Cùng ca ngợi bản chất tốt đẹp của các nhân vật, thể thể hiện niềm tin bất diệt dù trong tình cảnh nào thiên lương cũng không thể bị dập tắt, vẫn tỏa sáng, nhất là khi có cơ hội được yêu thương
III. Kết luận
- Khẳng định lại vấn đề
- Khẳng định giá trị tác phẩm và vị trí tác giả