Hãy kể 1 câu chuyện nói về tính liêm khiết,hãy sưu tầm ca dao tục ngữ nói về liêm khiết. c2 Có ý kiến cho rằng,giữ chữ tín là chỉ giữ lời hứa.Em có đồng tình với ý kiến đó không?vì sao?
2 câu trả lời
- Thầy Anh là giảng viên một trường đại học lớn.Vào mỗi kỳ thi hay xảy ra tình trạng mua điểm để qua được kỳ thi,nhưng thầy luôn lấy tinh thần trách nhiệm,đạo đức nghề nghiệp làm trọng, thầy không nhận quà của bất cứ học sinh nào. Thầy là một tấm gương để chúng tôi học tập,noi theo.
- một số ca dao tục ngữ nói về tính liêm khiết:
+ Đói cho sạch, rách cho thơm- Cây ngay ko sợ chết đứng
+ Chớ có bờm xôm, để đời tiếng xấu
+ Khó mà biết lẽ biết lời
Biết ăn biết ở như người giàu sang.
+ Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười.
- Em không đồng tình với ý kiến đó. Vì giữ chữ tín không đơn giản chỉ là giữ lời hứa mà còn phải biết tin tưởng lẫn nhau. Nếu chỉ giữ lời hứa mà không tin tưởng lẫn nhau thì không thể hợp tác làm việc với nhau một cách dễ dàng.
câu chuyện nói về tính liêm khiết :
Thời nhà Hán có một người tên là Dương Chấn. Ông làm quan vô cùng thanh bạch, mà còn thường tìm người tài có đức độ cho đất nước, để phục vụ cho nước nhà. Khi ông làm Thái Thú ở Đông Lai, có tiến cử một học nhân tên là Vương Mật, đề cử ông làm huyện lệnh Xương Ấp, là quan huyện của Xương Ấp. Vương Mật rất cảm kích ông, cho nên một buổi tuối đem vàng đến tặng ông, Dương Chấn nhìn thấy ông đưa vàng đến, liền nói với Vương Mật: “Tôi rất hiểu ông nên mới tiến cử ông làm quan, ông làm thế này là không hiểu tôi rồi, lại còn tặng vàng cho tôi sao?”. Vương Mật nói: “Không sao đâu, đây chỉ là chút lòng thành của tôi, tuyệt đối không có ai biết đâu”. Dương Chấn liền nói “Sao lại không có ai biết chứ? Trời biết, đất biết, anh biết, tôi cũng biết mà”. Cho nên, đức độ của một người ở đâu thì dễ thấy nhất. Là ở chỗ mà không ai thấy được thì mới biểu hiện được sự liêm chính của một người. Khi Vương Mật nghe xong, cảm thấy rất day dứt, liền mang vàng đi. Vì Dương Chấn vô cùng liêm khiết, tấm gương này cũng truyền lại cho con cháu đời sau của ông. Con cháu ông là Tôn Tử Tứ, Tăng Tôn Bưu đều làm đến ba chức quan lớn của triều đình, đều là rường cột của đất nước
ca dao tục ngữ nói về liêm khiết :
-Cây ngay bóng thẳng, cây cong bóng vẹo
-Khó mà biết lẽ biết lời
Biết ăn biết ở như người giàu sang.
Có ý kiến cho rằng,giữ chữ tín là chỉ giữ lời hứa.Em có đồng tình với ý kiến đó không?vì sao?
Em không đồng ý với ý kiến cho rằng giữ chữ tín chỉ là giữ lời hứa, vì:
Giữ chứ tín không chỉ đơn thuần là giữ lời hứa mà còn phải biết tin tưởng người khác, tin người khác thì người ta mới tin mình, mình mới giữ được cái "tín" của mình. Không thể nào mong mỏi người ta tin mình nhưng mình không tin tưởng người ta.
Giữ chữ tín còn phải thể hiện ở ý thức trách nhiệm và quyết tâm của mình khi thực hiện lời hứa (chất lượng, hiệu quả, sự tin cậy của mọi người...) trong công việc, quan hệ xã hội và quan hệ hợp tác kinh doanh.
Giữ chữ tín được thể hiện ở nhiều khía cạnh, biểu hiện, bao gồm giữ lời hứa, trách nhiệm, cách thức thực hiện lời hứa,..