-Hãy giải thích câu tục ngữ Việt Nam " Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối". - Ở nước ta, khu vực nào trong năm có hai lần mặt Trời lên thiên đỉnh, khu vực nào chỉ có 1 lần?

2 câu trả lời

                                                           Bài làm 

         - Câu ca dao trên giải thích hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa trên Trái Đất . 

         - Ở nước ta thì mình không rõ , nhưng mà khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh hai lần mỗi năm đó là giữa chí tuyến Nam và Bắc ( nội chí tuyến ) . 

            Các địa điểm nằm trên hai chí tuyến chỉ có một lần Mặt Trời lên thiên đỉnh , đó là ngày 22/6 ở chí tuyến Bắc và 22/12 ở chí tuyến Nam .  

                                                              CHÚC BẠN HỌC TỐT !!

                                                                      XIN HAY NHẤT , CẢM ƠN , 5 SAO

                                                                                   @chicong283k

1/Trái đất chuyển động quanh Mặt trời, trục Trái đất luôn nghiêng về một hướng không đổi nên lần lượt từng nửa cầu ngả về phía Mặt trời còn nửa kia thì chếch xa.
Vào khoảng tháng 5 âm lịch là thời gian bán cầu Bắc ngả về phía Mặt trời nhiều nhất nên các vùng ở Bắc bán cầu nhận được nhiều nhiệt nhất, (là mùa hạ) đồng thời, thời gian ban ngày kéo dài, đêm ngắn hơn (Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng).
Khoảng tháng 10, 11 âm lịch là thời gian bán cầu Bắc chếch xa Mặt trời nhất nên nhận được ít nhiệt (là mùa Đông), lúc này thời gian ban ngày rất ngắn, đêm kéo dài (Ngày tháng 10 chưa cười đã tối).
Câu tục ngữ này chỉ đúng với các vùng ở Bắc bán cầu. Những vùng nội chí tuyến thì độ chênh lệch này không đáng kể. Càng về hai cực thì độ chênh lệch ngày đêm càng lớn. Từ vòng Cực lên Cực Bắc thì có đến 6 tháng ngày (mùa hạ) và 6 tháng đêm (mùa đông) tùy vào vĩ độ.

2/

Ở chí tuyến có 1 lần mặt trời lên thiên đỉnh trong năm. Khu vực nội chí tuyến có 2 lần mặt trời lê thiên đỉnh trong năm. Càng gần chí tuyến, khoảng cách giữa 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh trong năm càng gần. Càng gần xích đạo, khoảng cách giữa 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh trong năm càng xa (Địa lí 10)

=> Vận dụng vào nước ta, nơi có khoảng cách hai lần mặt trời lên thiên đỉnh xa nhau nhất là Cực Nam (nơi gần Xích Đạo nhất)

Câu hỏi trong lớp Xem thêm