Hãy đóng vai một trong các nhân vật:anh thanh niên, bác hóa sĩ, cô kĩ sư... kể lại đoạn trích"Lặng lẽ SaPa" Viết Ngắn gọn nhất

2 câu trả lời

Đóng vai anh thanh niên! OvO

 ( ko hay lắm thông cảm nha )

Tôi sống và làm việc trên độ cao 2600 mét của đỉnh núi Yên Sơn. Đến năm nay đã trải qua hai mươi bảy năm cuộc đời. Công việc của tôi là công tác khí tượng thủy văn kiêm vật lý địa cầu.

Tuy một mình sống trên đỉnh núi, nhưng tôi vẫn luôn nhắc nhở bản thân giữ gìn nhà cửa của mình sạch sẽ gọn gàng. Thời gian rảnh rỗi ngoài công việc, tôi thường đọc sách, trồng hoa và nuôi gà. Sống một mình nên có lúc tôi cảm thấy khá cô đơn, rất thèm cảm giác được nói chuyện với con người. Chính vì vậy, tôi thường tìm cách khiến những chiếc xe đi ngang qua đây dừng lại và có dịp trò chuyện với những người trên xe.

Một lần nọ, tôi được một người bạn khá quen thuộc là bác lái xe, giới thiệu gặp gỡ với một ông họa sĩ và cô kỹ sư. Tôi mời họ lên nhà mình chơi, rồi xin phép về nhà trước. Khi họ lên đến nơi, tôi tặng cho cô kỹ sư bó hoa mình đã chuẩn bị vội. Tôi nói với cô:

- “Tôi cắt thêm mấy cành nữa. Rồi cô muốn lấy bao nhiêu nữa, tùy ý. Cô cứ cắt một bó rõ to vào. Có thể cắt hết, nếu cô thích. Tôi không biết kỷ niệm thế nào cho thật long trọng ngày hôm nay. Bác và cô là đoàn khách thứ hai đến thăm nhà tôi từ tết. Và cô là cô gái thứ nhất từ Hà Nội lên tới nhà tôi từ bốn năm nay.”

Tôi nhìn cô rồi niềm nở hỏi:

- “Cô cũng là đoàn viên?”

Cô kỹ sư nhẹ nhàng đáp:

- “Vâng ạ!”

Tôi quyết định sẽ chấm dứt chuyện hoa cỏ ở đây, rồi quay sang kể với bác họa sĩ về công việc thường ngày của mình:

Công việc của cháu cũng quanh quẩn với mấy chiếc máy ngoài khu vườn này thôi. Những cái máy này thì vườn trạm khí tượng nào cũng có. Dãy núi này có ảnh hưởng quyết định đối với mùa gió đông bắc đối với miền Bắc nước ta. Cháu ở đây làm công việc đo gió, đo nắng, đo mưa, tính mây, đo độ chấn động mặt đất. Dựa vào việc báo trước thời tiết hằng ngày mà phục vụ sản xuất, phục vụ cho chiến đấu.

Trong đêm, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy chưa đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết cộng với sự tĩnh mịch đến lặng người ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Sự im lặng đáng sợ ấy như bị chặt ra từng khúc, như muốn giết chết bất cứ thứ âm thanh nào khẽ rung lên trong đêm,... Những lúc im lặng như thế, dù lạnh cóng mà lại hừng hực như lửa cháy. Xong việc, trở vào, lại không tài nào ngủ lại được.

Bác họa sĩ và cô kỹ sư trẻ đang chăm chú lắng nghe câu chuyện mà tôi luyên thuyên nãy giờ. Bác họa sĩ giục tôi:

- “Anh nói nữa đi!”

Tôi nhanh nhẹn:

- “Báo cáo, hết. Còn hai mươi phút nữa, mời bác và cô vào nhà uống chén trà.”

Bác họa sĩ và cô kỹ sư vui vẻ theo tôi vào nhà. Bác họa sĩ vừa nhấp một ngụm trà vừa nói:

- “Chuyện dưới xuôi, khoảng mười ngày nữa tôi sẽ trở lại để kể cho anh. Bây giờ anh hãy kể cho tôi nghe tại sao người ta lại bảo anh là “người cô độc nhất thế gian”?”

Nghe vậy, tôi liền bật cười khanh khách:

- “Không đúng đâu bác ạ, cái từ ấy đều là của bác lái xe. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.”

Bác họa sĩ lại hỏi:

- “Quê anh ở đâu vậy?”

Tôi liền:

- “Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một - không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa…”

Tôi đặt làn trứng vào tay bác họa sĩ rồi nói:

- “Cái này để ăn trưa cho bác, cho cô và bác lái xe. Cháu không thể tiễn bác và cô được, vì gần tới giờ “ốp” rồi. Thôi chào bác, chào cô ạ!”

Nhìn theo bóng bác họa sĩ và cô kĩ sư đang khuất dần mà lòng tôi cảm thấy xốn xang lạ thường. Cuộc gặp gỡ này đối với tôi như cơn mưa rào mùa hạ. Đủ làm tôi cảm thấy vơi đi nỗi cô đơn, nhưng họ đi cũng để lại chút tiếc nuối cho tôi về con người và cuộc sống nơi miền xuôi. Hy vọng rồi lần sau, họ lại lên gặp và kể tôi nghe chuyện dưới xuôi, như lời bác họa sĩ đã hứa ban nãy.

#Hoidap247

#Accphufreefire2k7

#Chucbanhoctot!

     Là một họa sĩ nên tôi đã từng đi nhiều, tiếp xúc nhiều. Mỗi địa danh mà tôi đặt chân đến, mỗi con người tôi đã từng gặp gỡ đều trở thành nguồn cảm hứng cho những sáng tác của tôi. Nhưng có lẽ, cuộc gặp gỡ với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét là để lại trong tôi ấn tượng sâu đậm hơn cả.

    Trước khi nhận quyết định về hưu, tôi đã có một chuyến đi thực tế lên vùng núi cao Tây Bắc. Cuộc hành trình trở nên thú vị khi bác lái xe rất vui tính và bên cạnh tôi còn có một người bạn mới quen là cô kĩ sư nông nghiệp mới ra trường. Khi bác lái xe thông báo sẽ nghỉ nửa tiếng ở Sa Pa, tất cả mọi người đều “ồ” lên vui vẻ. Sau đó, bác lái xe đã hồ hởi nói với tôi:

  -Tôi sẽ giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích vẽ anh ấy.

   Qua lời kể của bác lái xe, tôi được biết chàng trai ấy 27 tuổi, làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu, sống và làm việc một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. Bác lái xe còn kể rằng chàng trai ấy “thèm người” đến mức có lần anh đã lấy một khúc cây chắn ngang đường để ô tô đi qua phải dừng lại cho anh có cớ ra giúp đỡ, trò chuyện, làm quen. Những lời giới thiệu trước ấy khiến tôi tò mò và háo hức muốn gặp ngay người thanh niên ấy.

    Bác lái xe vừa dứt lời thì anh thanh niên xuất hiện. Đó là một chàng trai tầm vóc nhỏ bé nhưng nét mặt rạng rỡ. Tôi thấy người con trai ấy gửi biếu vợ bác lái xe củ tam thất và anh mừng quýnh nhận sách bác lái xe mua hộ. Rồi bác lái xe dẫn anh thanh niên đến giới thiệu với tôi và cô kĩ sư nông nghiệp:

 - Đây! Tôi giới thiệu với anh một họa sĩ lão thành nhé và cô đây là kĩ sư nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi và nhớ mời món chè pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn nhà anh nhé.

     Chàng trai đỏ mặt luống cuống mời tôi và cô gái lên nhà chơi rồi anh xin phép về trước. Khi anh chạy vụt đi tôi đã thầm nghĩ chắc anh về trước để dọn dẹp nhà cửa, ví dụ như gấp chăn màn chẳng hạn. Nhưng khi đến nơi ở của anh, cả tôi và cô kĩ sư đều “ồ” lên khi thấy anh đang đứng giữa một vườn hoa rực rỡ sắc màu và trên tay anh là một bó hoa thật to. Đột ngột, cô kĩ sư chạy đến bên người con trai đang cắt hoa và rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, anh thanh niên trao bó hoa cho cô gái. Rồi chàng trai ấy say sưa kể về công việc đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.

    Anh thanh niên đang nói bỗng dừng lại và tự dưng tôi thấy mình có cảm giác bối rối. Vì tôi đã bắt gặp một điều thực ra tôi vẫn ao ước được biết. Ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ làm nên giá trị một chuyến đi dài.

    - Anh nói nữa đi. – Tôi giục.

    - Báo cáo hết! - Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ - Còn hai mươi phút nữa thôi. Mời bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy.

   Thì giờ ngắn ngủi thúc giục tôi và cô kĩ sư theo anh thanh niên vào trong nhà. Tôi xúc động mạnh khi thấy nơi ở và làm việc của anh thật gọn gàng, sạch sẽ, cuộc đời riêng của anh thu gọn lại một góc nhà với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách.

   Tôi vừa thích thú nhấp chén trà nóng vừa hỏi anh về những điều bác lái xe kể:

  - Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian? Rằng anh “thèm” người lắm?

    Anh thanh niên bật cười khanh khách:

   - Không, không đúng đâu. Các từ ấy đều là của bác lái xe cả.

  Rồi chàng trai ấy hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

   - Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là cô độc một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất.

   Chàng trai ấy còn tâm sự với tôi về nỗi nhớ người, “thèm” người, về việc đọc sách. Anh cũng hào hứng kể với tôi về thành tích phát hiện một đám mây khô giúp không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Tôi vừa nói chuyện vừa hí hoáy vẽ chân dung anh vào cuốn sổ tì lên đầu gối. Bởi tôi hiểu, bắt gặp một người như anh thanh niên đây là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác.

    Để khỏi vô lễ, chàng trai ấy vẫn ngồi yên cho tôi vẽ, nhưng cho là mình không xứng đáng, anh vẫn nói:

- Không, bác đừng mất công vẽ cháu. Để cháu giới thiệu với bác những người khác xứng đáng hơn cháu.

  Cũng may chỉ bằng vài nét vẽ, tôi đã ghi xong lần đầu gương mặt của anh . Chàng trai ấy đáng yêu thật nhưng làm cho tôi nhọc quá. Bởi trong cái vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét, những suy nghĩ của anh có những vang âm, khơi gợi bao suy nghĩ nơi người khác.

   Lúc chia tay, anh thanh niên đã chu đáo chuẩn bị cho tôi và cô kĩ sư cả một làn trứng luộc. Tôi đã nắm chặt tay anh và hứa chắc chắn sẽ quay trở lại.

    Cuộc gặp gỡ với anh thanh niên làm công tác khí tượng đã để lại cho tôi nhiều cảm xúc. Tôi vô cùng khâm phục và biết ơn chàng trai ấy. Anh đã cho tôi hiểu được ý nghĩa của những công việc thầm lặng và cảm nhận được sâu sắc vẻ đẹp của con người lao động mới.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
3 lượt xem
2 đáp án
23 giờ trước