-Hãy chỉ ra những khó khăn của An Dương Vương trong buổi đầu xây thành? -Sự trợ giúp của thần Kim Quy thể hiện mong ước gì của nhân dân?
2 câu trả lời
Khó khăn: xây thành đến đâu đổ đến đấy , trong nc có giặc ngoại xâm
Sự trợ giúp cuả thần kim quy thể hiện một mong ước có dc cuộc sống bình yên, yên ổn ,ấm no, hạnh phúc ở nhân dân
An Dương Vương là thủ lĩnh kế tục các vua Hùng. Bấy giờ, đất nước đã có cương vực, có nền văn hiến riêng; vấn đề chống giặc giữ nước đã thành chuyện sống còn của dân tộc. An Dương Vương đã tiến hành việc dời đô từ phía Bắc xuống phía Nam, từ thượng du về đồng bằng (tức từ Phú Thọ về Cổ Loa – Hà Nội), xây thành giữ nước, đáp ứng khát vọng, đòi hỏi của đất nước.
Việc xây thành gặp rất nhiều khó khăn, cản trở. Truyện kể thành cứ đắp lên lại đổ xuống, xây mãi không xong, do nhiều nguyên nhân; lại có con gà trắng sống hàng nghìn năm, hoá thành con tinh quấy phá; trong núi lảng vảng nhiều ma quỷ vốn là âm hồn của quan quân triều trước, tất cả đều ngăn cản việc nhà vua xây thành. Người xưa đã giải thích hiện tượng thành đổ bằng sức phá hoại kì lạ của ma quỷ. Sự giải thích như thế chịu ảnh hưởng của quan niệm thần linh chủ nghĩa. Bóc cái vỏ hoang đường, mê tín đó đi, có thể thấy được những khó khăn thực tế: Thiên nhiên nhiệt đới không chiều theo ý con người; tổ tiên ta bấy giờ mới chỉ quen sống và xây dựng ở thượng du, chưa quen vùng đồng bằng; kĩ thuật xây thành còn hạn chế, chưa đủ để xây thành xoáy trôn ốc; sự chống đối dai dẳng và quyết liệt của các lực lượng thuộc triều vua cũ còn rớt lại; An Dương Vương lúc này chưa biết dựa vào dân.
Sứ Thanh Giang tức Rùa vàng đã đến khơi đường mở lối, tận tình giúp đỡ An Dương Vương diệt yêu quái, trấn áp quỷ phá hoại, xây được thành rộng hơn nghìn trượng mà chỉ trong nửa tháng là xong. Sự xuất hiện và phù trợ của Rùa Vàng chứng tỏ việc xây Loa Thành của An Dương Vương là hợp với ý trời, lòng dân, được nhân dân ủng hộ. Rùa Vàng chính là hình ảnh của nhân dân được hình tượng hoá. Khi nước nhà hoạn nạn, khi vua làm việc hợp với lòng người thì trí tuệ của dân sẽ hoá thành những phép thuật kì lạ như móng vuốt của Rùa Vàng, giúp vua làm nên sự nghiệp… Rùa Vàng tượng trưng cho sáng kiến, sức mạnh, nguyện vọng của nhân dân. Rùa Vàng xuất hiện không che lấp vai trò của An Dương Vương, trái lại, còn góp phần đề cao. An Dương Vương đã được thần linh, được nhân dân ủng hộ, giúp đỡ. Được sự ủng hộ ấy, vua đã chăm lo việc xây thành để giữ nước, với tinh thần bền bỉ, ý chí kiên cường, trí sáng tạo tuyệt vời.
Thành Cổ Loa là công trình lao động, công trình quân sự, văn hoá vĩ đại: rộng hơn nghìn trượng, hình xoáy trôn ốc, có nhiều lớp hào, thành luỹ bao bọc. Với những chi tiết về sự phá hoại của ma quỷ và về sự phù trợ, giúp đỡ của Rùa Vàng, truyền thuyết này đã kì diệu hoá, thần kì hoá công tích lịch sử, sự cố gắng, sức mạnh, trí tuệ, khả năng của An Dương Vương và của nhân dân ta thời đó.
Thành xây xong, vua vẫn không an tâm. Lấy gì giữ thành? Đó là sự băn khoăn của vị thủ lĩnh có ý thức cao trước vận mệnh dân tộc. Đó cũng là mối băn khoăn của ông cha ta trong hoàn cảnh thường xuyên bị ngoại xâm đe doạ. Rùa Vàng cho vua chiếc móng làm lẫy nỏ, “khác hẳn những nỏ thường, bắn trăm phát trúng cả trăm, chỉ một phát có thể giết hàng nghìn quân giặc”. An Dương Vương đã biết tìm Cao Lỗ, một tướng tài, để chế nỏ thần. Nỏ thần ấy phản ánh ước mơ của dân tộc ta muốn có một thứ vũ khí tuyệt vời để giữ nước, đập tan bất kì bọn ngoại xâm nào, đồng thời cũng phản ánh một phát minh quân sự, thần thánh hoá loại vũ khí mới được phát minh lúc bấy giờ: những mũi tên đồng. Năm 1959, tại chân Thành Cổ Loa, ngành khảo cổ đã phát hiện những kho mũi tên đồng của cha ông ta. Thần thánh hoá thứ vũ khí ấy, truyện đã ca ngợi khả năng và sức mạnh của con người, nâng An Dương Vương, Cao Lỗ lên ngang tầm vóc các vị thần.