hành động của An Dương Vương Sau khi gặp rùa vàng . Nhân dân ta muốn lý giải điều gì? Mọi người trả lời giúp mình ??

2 câu trả lời

Sau khi giúp An Dương Vương xây dựng xong Loa Thành, trước khi ra về, thần Kim Quy còn tặng cho chiếc vuốt để làm lẫy nỏ thần. Nhờ có nỏ thần, An Dương Vương đánh bại quân Triệu Đà khi chúng sang xâm lược. Triệu Đà cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thuỷ, vua vô tình đồng ý. Trọng Thuỷ dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ thần rồi ngầm đổi mất lẫy thần mang về phương Bắc. Sau đó, Triệu Đà phát binh đánh Âu Lạc. Không còn nỏ thần, An Dương Vương thua trận, cùng Mị Châu chạy về phương Nam. Thần Kim Quy hiện lên kết tội Mị Châu, vua chém chết con rồi đi xuống biển. Mị Châu chết, máu chảy xuống biển thành ngọc trai. Trọng Thuỷ mang xác vợ về chôn ở Loa Thành, xác liền biến thành ngọc thạch. Vì quá tiếc thương Mị Châu, Trọng Thuỷ lao đầu xuống giếng mà chết. Người đời sau mò được ngọc trai, rửa bằng nước giếng ấy thì ngọc trong sáng thêm.

2. Truyền thuyết là sự kết hợp n giữa yếu tố lịch sử và yếu tố tưởng tượng hoang đường. Nó phản ánh quan điểm đánh giá, thái độ và tình cảm của nhân dân về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử.

3.

a. Vị trí

Trích “Rùa vàng” trong tác phẩm “Lĩnh Nam chích quái” - Những câu chuyện ma quái ở phương Nam.

b. Bố cục

Truyền thuyết chia làm ba đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “bèn xin hoà”: An Dương Vương xây thành chế nỏ bảo vệ vững chắc đất nước.

- Đoạn 2: Tiếp đó đến “Dẫn vua xuống biển” cảnh mất nước nhà tan.

- Đoạn 3: Còn lại: Mượn hình ảnh ngọc trai nước giếng để thể hiện thái độ của tác giả dân gian đối với Mị Châu.

c. Chủ đề

Miêu tả quá trình xây thành, chế nỏ bảo vệ đất nước của An Dương Vương và bi kịch nhà tan nước mất. Đồng thời thể hiện thái độ của tác giả dân gian đối với từng nhân vật.

Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là câu chuyện về bi kịch mất nước của cha con An Dương Vương và bi kịch tình yêu của Mị Châu – Trọng Thủy. Từ câu chuyện ấy, nhân dân ta muốn rút ra và truyền lại cho con cháu các thế hệ sau bài học lịch sử về ý thức đề cao cảnh giác với âm mưu xâm lược của kẻ thù.

Rùa vàng yếu tố tưởng tượng kì ảo của thể loại truyện truyền thuyết, cho nên chúng ta thấy rằng rùa vàng là tượng trưng, minh chứng cho một thế lực siêu nhiên giúp đỡ những con người phàm tục và hết mực tầm thường. Ví dụ trong truyện Tấm Cám thì Bụt là một hiện tượng đó. Nhưng trong truyện truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy thì đây là một yếu tố "tất yếu" bởi vì nhân dân ta luôn quan niệm "ở hiền gặp lành" .Hoài bão lớn nhất của nhân dân ta là phải có một người hiền tài đứng ra giúp nước nhưng ở đây "rùa vàng" là một thế lực minh chứng cho niềm tin của nhân dân vào "lãnh thổ toàn vẹn lãnh thổ bờ có nước".
Câu hỏi trong lớp Xem thêm