hân tích vẻ đẹp hình ảnh người lính TâY Tiến qa đoạn thơ "Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành"

2 câu trả lời

Cảm nhận về đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến: "Tây Tiến đoàn binh... lên khúc độc hành"

Học Tập - Giáo dục » Văn mẫu » Bài văn hay lớp 12

Em hãy nêu cảm nhận về đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến: "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,..., Sông Mã gầm lên khúc độc hành" để hiểu hơn về cách viết bài cảm nhận về bài thơ Tây Tiến đồng thời nắm được những khó khăn, gian khổ, tinh thần lạc quan, yêu đời của các chiến sĩ cách mạng trên đường hành quân.

Bài viết liên quan


Mục Lục bài viết:
1. Bài mẫu số 1
2. Bài mẫu số 2
3. Bài mẫu số 3

3 Bài văn mẫu Cảm nhận về đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc... Sông Mã gầm lên khúc độc hành."

MẹoCách viết cảm nhận một tác phẩm thơ, văn chuẩn cấu trúc

1. Cảm Nhận Về Đoạn Thơ Sau Trong Bài Tây Tiến Của Quang Dũng: "Tây Tiến Đoàn Binh Không Mọc Tóc... Sông Mã Gầm Lên Khúc Độc Hành.", Mẫu Số 1:

Viết về Tây Tiến - Quang Dũng viết bằng dòng hồi ức. Và trong dòng hồi ức ấy nỗi nhớ đồng đội luôn xao động, gợi về những kỉ niệm, hình ảnh thân thương, tha thiết, sâu lắng. Ta bắt gặp dòng hoài niệm về đồng đội, về những tình cảm, nỗi lòng người lính Tây Tiến qua đoạn thơ:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Rài rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh,
Áo bào thay chiếu anh về đất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Từ bối cảnh rừng núi hoang vu, hiểm trở trong đoạn đầu bài thơ đến đây hiện lên rõ nét hình ảnh của đoàn chiến binh Tây Tiến:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

Thoạt đầu, câu thơ tưởng như chỉ mang một chút ngang tàng, một chút đùa nghịch đầy chất lính, nhưng càng đọc mới càng thấy hiện thực khắc nghiệt, mới thấy hết những gieo neo, khổ ải của đoàn quân Tây Tiến. Không mọc tóc - đó là hậu quà của những cơn sốt rét rừng run người làm tiều tụy, làm rụng hết cả tóc của các chiến sĩ. Rồi nước độc, rừng thiêng, bệnh tật hành hạ... tất cả như vắt kiệt sức lực khiến cho quân xanh màu lá.... Hai câu thơ cho ta thấy được hình ảnh rất thực của các chiến sĩ Tây Tiến khi phải đối phó với bệnh tật: ốm, xanh, rụng tóc... Nhưng không phải vì thế mà họ mất đi vẻ oai phong dữ dội "Mắt trừng gửi mộng qua biên giới..."

Đoàn quân mỏi, xanh tựa lá mà vẫn mang oai linh rừng thẳm. Mắt trừng lên dữ dội là để gửi mộng vượt biên cương và để "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm". Những người chiến sĩ Tây Tiến hầu hết là những chàng trai thị thành khoác áo lính dù ra đi chiến đấu, dấn thân vào gian khổ, họ vẫn luôn mang và giữ một tâm hồn hào hoa, thanh lịch, đa tình, một tâm hồn đầy thơ mộng. Mơ dáng kiều thơm là mơ dáng vẻ kiều diễm, quyến rũ, thanh lịch của những người bạn gái thủ đô ngàn năm văn hiến, có người cho rằng Quang Dũng viết câu thơ này là mộng rớt vì nó không phù hợp với hoàn cảnh kháng chiến. Song thực chất đây là một tình cảm hết sức chân thật của người chiến sĩ, nó mang một ý nghĩa nhân văn chân chính bởi thể hiện ước mơ đẹp của con người về một cuộc sống hoà bình, hạnh phúc đẩy người lính ra đi chiến đấu.

Đáp án:

Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến và đoạn trích 0,5

*Hình tượng người lính Tây Tiến được Quang Dũng thể hiện qua đoạn trích.

- Ngoại hình:

+ “Không mọc tóc”, “quân xanh màu lá”: diện mạo độc đáo, lạ thường đồng thời phản ánh được hiện thực tàn khốc nơi rừng núi Tây Bắc

-Tâm hồn, tính cách:

+ “Dữ oai hùm” tinh thần của họ cho thấy sự mạnh mẽ đối lập với vẻ ngoài vàng vọt xanh xao do bệnh sốt rét rừng mang lại.

+“Mắt trừng” khí thế quyết tâm trong từng người lính.

- “Gửi mộng qua biên giới”: Quyết tâm giết giặc lập công.

- “Mơ dáng kiều thơm”: Giấc mơ hào hoa lãng mạn về quê hương Hà Nội mà mỗi người lính mang theo, chính là động lực giúp họ kiên cường hơn khi thực tế quá khắc nghiệt.

- Lí tưởng cao đẹp:

- Các từ Hán Việt “biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào...” làm cho không khí trở nên trang trọng và thiêng liêng hơn.

- Bút pháp nói giảm nói tránh “anh về đất” mang ý nghĩa nhân văn và rất hào hùng, không mang lại cảm giác bi lụy.

- Các anh hy sinh cả tuổi trẻ, cuộc đời mình cho đất nước “chẳng tiếc 1,5đời xanh”

- “Sông Mã gầm lên khúc độc hành” – nhân hóa hình ảnh con sông Mã lời tiễn biệt , để nói lên sự hi sinh cao cả của người lính Tây Tiến.

*Đánh giá

-Đoạn thơ khắc họa rõ nét chân dung người lính với ngoại hình và tâm hồn bằng bút pháp lãng mạn, đậm chất bi tráng.

-Người chiến sĩ Tây Tiến đã để lại một ấn tượng sâu sắc cho người đọc, tạo nên một tượng đài bất tử về anh bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp.

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm