Hà Nội đang có nhiều biện pháp tích cực để bảo vệ môi trường hãy viết thành một đoạn văn theo kiểu tổng phân hợp

2 câu trả lời

Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường.

Mục tiêu chung của hệ thống quan trắc chất lượng môi trường không khí là cung cấp đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường không khí trên quy mô toàn quốc nhằm phục vụ xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường hằng năm hoặc báo cáo quan trắc môi trường không khí phục vụ công tác xây dựng chiến lược, chính sách, kế hoạch bảo vệ môi trường. Ngoài ra còn cung cấp đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường không khí xung quanh từng vùng. Đồng thời cảnh báo kịp thời các diễn biến bất thường, các nguy cơ ô nhiễm suy thoái môi trường. Từ đó xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường không khí do trung tâm quan trắc Sở TNMT quản lý số liệu.

Tại TP. Hà Nội, hệ thống trạm quan trắc không khí được chính thức đưa vào vận hành năm 2016, do Chi cục bảo vệ Môi trường Hà Nội quản lý, vận hành, bao gồm 2 trạm cố định và 8 trạm cảm biến.

Tại hội nghị, các chuyên gia môi trường cũng cho rằng, để có thể đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện chất lượng không khí, Hà Nội cần tăng cường số lượng trạm quan trắc không khí tự động và đảm bảo duy trì vận hành liên tục.

Hội nghị cũng nêu rõ, hiện chất lượng không khí tại nhiều khu vực dân cư, đường giao thông, làng nghề và khu công nghiệp có xu hướng cải thiện dần theo thời gian. Tuy nhiên, tại các trục đường đang thi công và khu vực xây dựng xuất hiện tình trạng ô nhiễm nặng về bụi, benzen và tiếng ồn. Theo thống kê, 70% lượng khói bụi gây ô nhiễm không khí tại Hà Nội là do hoạt động giao thông mà nhất là xe máy. Chất lượng môi trường không khí tại Hà Nội bị ảnh hưởng chủ yếu bởi PM2,5, PM 10 và NO2. Ba trạm có số ngày có nồng độ khí gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép là trạm Hàng Đậu, Phạm Văn Đồng và Minh Khai.

Kết quả các trạm Quan trắc cũng cho biết, nồng độ các chất ô nhiễm nói chung có xu hướng thấp từ tháng 6 tới tháng 10/2017, tăng cao trong tháng 11/2017 – 1/2018.

Trong năm 2018, một số phương hướng, nhiệm vụ được đề ra như bổ sung và hoàn chỉnh mạng lưới trạm quan trắc môi trường không khí, mô hình hoá bản đồ ô nhiễm không khí, xây dựng các kịch bản ô nhiễm môi trường không khí và đề xuất các giải pháp giảm thiểu, hoàn thiện các quy định, cơ chế, chính sách về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn TP Hà Nội.

Bên cạnh đó, cần nâng cao nhận thức, tuyên truyền để người dân hiểu đúng, để mọi người cùng tham gia vào công tác bảo vệ môi trường trong đó có bảo vệ môi trường không khí. Để giảm tình trạng ô nhiễm không khí, Hà Nội đang tiếp tục thực hiện chương trình trồng 1 triệu cây xanh giai đoạn 2016-2020 và tiếp tục đầu tư cơ giới hóa xe hút bụi. Thành phố cũng đang siết chặt hoạt động của xe chở bùn, chở đất, phế thải vào ban đêm…

học tốt nha !đừng quên cho mình ctlhn nhé !

Hà Nội đang có nhiều biện pháp tích cực để bảo vệ môi trường. Thủ đô hiện nay đã ngày một bị ô nhiễm, khói bụi. Do đó, hoạt động bảo vệ môi trường là vô cùng cần thiết. Những biện pháp tích cực được đưa ra chính là trồng cây xanh. Chúng ta có thể cây xanh trên muôn nẻo đường phố. TRong các ngõ, khu dân cư, hoạt động gìn giữ vệ sinh cũng rất được quan tâm. Người dân được nhắc nhở, tuyên truyền về gìn giữ môi trường sống xanh sạch đẹp. Do đó, mọi người ai nấy đều vứt rác đúng nơi quy định chứ không tiện tay vứt rác làm môi trường ô nhiễm. Cuối tuần, các ngõ phường trên địa bàn còn có hoạt động chung tay dọn vệ sinh. Nhờ sự nỗ lực của chính quyền và mọi người dân mà thành phố trở nên sạch đẹp hơn rất nhiều. Tóm lại ,những biện pháp tích cực để bảo vệ môi trường của Hà Nội rất đáng học tập, noi theo và hữu ích nhằm hướng đến môi trường xanh sạch đẹp tương lai. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Giúp em với ạ!

Câu 1: Nội dung nào của Hiệp định Giơnevơ ghi nhận tư cách của Việt Nam như là thành viên của Liên hợp quốc?

A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

B. Thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

C. Thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

D. Thành lập khu phi quân sự hai bên giới tuyến của vĩ tuyến 17.

Câu 2: Điểm chung trong kế hoạch Rơve (1949) và kế hoạch Nava (1953) là?

A. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

B. bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra.

C. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.

D. phô trương tiềm lực và sức mạnh của Pháp.

Câu 3: Nguyên nhân khách quan tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là

A. Nhật đầu hàng đồng minh.

B. Đồng minh vào Đông Dương.

C. Liên Xô tấn công Pháp.

D. Đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương.

Câu 4: Lí do cơ bản dẫn đến tình trạng chia cắt đất nước Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 là

A. hai miền có sự khác biệt về kinh tế, xã hội.

B. Pháp, Mĩ không chịu thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.

C. mâu thuẫn về quyền lợi của các cường quốc trên lãnh thổ Việt Nam.

D. Pháp không thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Câu 5: Sau Hiệp định Giơnevơ, đất nước ta lại bị chia cắt là do

A. âm mưu phá hoại Hiệp định của Pháp.

B. Mĩ biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.

C. những quy định của Hiệp định Giơ ne vơ.

D. sự can thiệp của quốc tế.

7 lượt xem
1 đáp án
23 giờ trước