guyên nhân làm cho đất có độ chua hoạt tính, độ chua tiền tàng

1 câu trả lời

a. Ðộ chua hoạt tính

    Ðộ chua hoạt tính do các ion H+ có trong dung dịch đất tạo nên, nồng độ ion H+ càng cao thì đất càng chua.Ðể xác định độ chua này ta chiết rút các ion H+ bằng nước cất rồi xác định nồng độ ion H+ bằng pH meter. Ðộ chua hoạt tính được biểu thị bằng pHH2O. pH là trị số âm của logarit nồng độ ionH+ trong dung dịch:pH = - lg[H+]Trong hoá học người ta đã quy định rằng nước tinh khiết hay bất cứ dung dịch nào có [H+] = [OH-] = 10-7 g ion/l nghĩa là pH = -lg10-7 = 7 thì đó là môi trường trung tính.Nếu [H+] <10-7 g ion/l nghĩa là pH > 7 đó là môi trường kiềm.Nếu [H+] > 10-7 g ion/l nghĩa là pH < 7 đó là môi trường chua.Thông thường pHH2O của đất biến thiên từ 3-9 và được đánh giá như sau:pHH2OÐộ chua hoạt tính của một số loại đất Việt namÐộ chua hoạt tính được sử dụng trong việc bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp trên vùng đất canh tác hoặc xác định sự cần thiết phải bón vôi cải tạo độ chua của đất cho phù hợp với đặc tính sinh học của loại cây định trồng. Ða số cây trồng ưa môi trường trung tính nhưng cá biệt có những cây cần đất chua như chè, cà phê, dứa, khoai tây...Khoảng pH đất tối thích cho một số cây trồngSố liệu trong bảng 6.2 chỉ khoảng pH tối thích, trong thực tế phạm vi pH cho phép cây sống được rộng hơn thế nhiều. Ví dụ cây lúa có thể sống ở đất có pH dao động từ 4,0 đến 9,0, sống bình thường với pH từ 5-8 nhưng tốt nhất là trong khoảng 6,2-7,3.Dựa vào độ chua hoạt tính và cơ cấu cây trồng ta có thể xác định xem đã cần cải tạo độ chua cho đất hay chưa. Ðối với đa số cây trồng nông nghiệp ngắn ngày nếu pHH2O <4,5 thì cấp thiết phải bón vôi, nếu pHH2O = 4,6-5,5 cần vừa nếu pHH2O >5,5 thì chưa cần thiết phải bón vôi.Khi đất chua nhiều (pHH2O < 4,0) có thể nghi trong đất chứa axit vô cơ (ví dụ như H2SO4 trong đất phèn). Nếu đất kiềm nhiều (pHH2O > 8,5) thì trong đất thường chứa nhiều Na2CO3 hay NaHCO3.Ðộ chua hoạt tính chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau:+             Mức độ phân ly thành ion của chất điện giải. Cùng nồng độ đương lượng nhưng axit vô cơ phân ly thành ion nhiều hơn axit hữu cơ nên pHH2O của dung dịch thấp hơn. Tương tự như vậy với các bazơ.+ Hiện tượng trao đổi ion H+ và Al3+ trong keo đất với các ion khác khi bón phân vô cơ như KCl, (NH4)2SO4... cũng làm tăng độ chua hoạt tính.

b. Ðộ chua tiềm tàngNhư trên đã nói trong đất chua còn có các ion H+ và Al3+ được hút bám trên bề mặt keo đất. Khi tác động lên đất một dung dịch muối thì H+ và Al3+ bị đẩy vào dung dịch đất. Nồng độ của các ion này trong dung dịch tăng lên gây ảnh hưởng không tốt đến thực vật và vi sinh vật. Ðộ chua thu được trong trường hợp này gọi là độ chua tiềm tàng.Các ion H+ và Al3+ được hút bám trên keo với các lực khác nhau. Tuỳ thuộc vào lực hút bám của các ion này trên keo mà người ta chia độ chua tiềm tàng thành 2 loại: độ chua trao đổi và độ chua thuỷ phân.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm