Giúp vs mn Chứng minh mối quan hệ giữa vật chất và ý thức bằng các "ví dụ" trong thực tiễn đời sống và rút ra ý nghĩa đối với bản thân.
2 câu trả lời
Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
- Vật chất và ý thức quan hệ qua lại và chuyển hóa lẫn nhau :Vật chất có trước ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức, vật chất là nguồn gốc, là tiền đề cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của ý thức. Hay nói cách khác vật chất thế nào thì ý thức như thế ấy, vật chất thay đổi đến đâu thì ý thức thay đổi đến đó. - Ý thức là do vật chất sinh ra nhưng 1 khi ý thức ra đời nó có tác dụng tích cực trở lại với vật chất sinh ra nó theo 2 trường hợp: + Nếu ý thức tiến bộ: phản ánh phù hợp với thực tế thì có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển. + Nếu ý thức lạc hậu: phản ánh không phù hợp với quy luật khách quan thì có tác dụng kìm hãm xã hội phát triển. - Ý thức thuần túy: ý thức này dù tiến bộ hay lạc hậu thì bản thân chúng cũng không làm thay đổi điều kiện hiện thực mà ý thức đó phải thông qua hành động thực tiễn của con người thì mới trở thành hiện thực.
VÍ DỤ :
Trong ĐỜI SỐNG XÃ HỘI có câu: thực túc, binh cường, có thực mới vực được đạo.
+ Vật chất Quết định nguồn gốc ý thức: Nghĩa là não người là dạng vật chất cao có tính chất của vật chất là cơ quan phản ánh để hoàn thành ý thức.
Ý thức phụ thuộc vào hoạt động thần kinh của bộ não trong quá trình phản ánh thế giới khách quan.
+ Vật chất quyết định bản chất, nội dung ý thức: Bản chất là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: nghĩa là ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất và thế giới vật chất được dịch chuyển vào óc người, được cải biến trong đó. Vì thế, vật chất quyết định cả bản chất và nội dung. Nội dung là phản ánh thế giới khách quan.
+ Vật chất quyết định Sự biến đổi ý thức: Ý thức là cái phản ánh, vật chất là cái được phản ánh khi cái được phản ánh biến đổi thì cái phản ánh cũng phải biến đổi theo.
* Ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động con người cụ thể nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm ở một mức độ nhất định, các điều kiện vật chất góp phần cải tạo hình thức khách quan.