Giúp với ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: […] tôi yêu đất nước này áo rách căn nhà dột phên không ngăn nổi gió vẫn yêu nhau trong từng hơi thở lòng vẫn thương cây nhớ cội hoài thắp đèn đêm ngồi đợi mặt trời mai tôi yêu đất nước này như thế như yêu cây cỏ trong vườn như yêu mẹ tôi chịu khó chịu thương nuôi tôi thành người hôm nay yêu một giọng hát hay có bài mái đẩy thơm hoa dại có sáu câu vọng cổ chứa chan có ba ông táo thờ trong bếp và tuổi thơ buồn như giọt nước trong lá sen (Trích “Bài thơ của một người yêu nước mình” – Trần Vàng Sao) Câu 1. Văn bản trên sử dụng thể thơ nào? Câu 2. Hình ảnh đất nước hiện lên qua những từ ngữ nào trong 5 câu đầu của đoạn thơ? Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng nghệ thuật của một biện pháp tu từ trong đoạn trích. Câu 4. Thông điệp của đoạn trích gợi cho Anh/chị suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình với đất nước?
2 câu trả lời
@Meo_
Câu 1:
- Văn bản trên sử dụng thể thơ: tự do
Câu 2:
- Hình ảnh đất nước hiện lên qua những từ ngữ trong 5 câu đầu của đoạn thơ là: áo rách, dột phên
Câu 3:
- BPTT trong đoạn thơ là: Điệp ngữ ( hoặc so sánh )
* Điệp ngữ: '' Tôi yêu đất nước này '' - '' như yêu '' - '' có ''
→ Tác dụng: Ở mỗi câu trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng nhiều phép điệp ngữ để làm nhấn mạnh về tình yêu của mình dành cho đất nước như '' Tôi yêu đất nước này '' . Ngoài ra, còn dùng để ví von tình yêu của mình với nhiều sự vật gần gũi, thiêng liêng bằng '' như yêu ''. Tác giả đã nhấn mạnh phép liệt kê về những bài ca, giọng hát nơi quê hương, đất nước mình như từ '' có ''. Nói tóm lại, ở mỗi phép điệp, tác giả đã sử dụng một cách hợp lí và phong phú.
* So sánh: '' như yêu cây cỏ trong vườn '' - '' như yêu mẹ tôi chịu khó chịu thương ''
→ Tác dụng: Khi đọc những câu thơ giữa đoạn, ta lại bắt gặp được một biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng đó là phép '' nhân hóa ''. Trong hai câu thơ 7 và 8, tác giả đã ví tình yêu của mình dành cho đất nước với tình yêu cây cỏ, những thứ mà tác giả săn sóc hằng ngày. Hay so sánh với tình yêu quê hương với tình yêu dành cho mẹ làm cho thứ tình ấy thêm thiêng liêng. Nói tóm lại, phép nhân hóa được tác giả sử dụng đã làm tăng lên mức độ tình cảm mà tác giả dành cho đất nước mình.
Câu 4:
→ Qua đoạn trích trên, chúng ta lại nhận được thông điệp vô cùng ý nghĩa. Nó truyền đạt đến chúng ta về trách nhiệm của mình đối với đất nước. Mỗi công dân là một cá nhân để hình thành nên một đất nước hùng mạnh. Hãy ý thức, luôn có trách nhiệm bảo vệ, sẵn sàng hy sinh, cố gắng phát triển và giữ gìn cái đẹp của Tổ quốc. Luôn tồn tại lòng yêu nước, mỗi công dân phải biết đoàn kết và yêu thương lẫn nhau để đất nước thêm giàu đẹp.
a) Thể thơ tự do
b) Hình ảnh đất nước hiện lên qua những từ ngữ: áo rách, Căn nhà dột phên, cây nhớ cội hoài, thắp đèn đêm
c) BPTT: Tôi yêu đất nước này như thế
Như yêu cây cỏ trong vườn
Như yêu mẹ tôi chịu khó chịu thương
Biện pháp so sánh. Thể hiện tình yêu đất nước giản dị, chân thật nhưng gắn liền với những hình ảnh gần gũi, mộc mạc, nhằm khẳng định tình yêu đất nước sâu nặng của tác giả
d) Trách nhiệm của mình đối với đất nước là ở mỗi cá nhân. Từ vẻ đẹp của đất nước như nhắc nhở, bản thân mỗi chúng ta cần biết lưu giữ và bảo tồn những nét đẹp vốn có của đất nước mình. Cố gắng cải thiện, phát triển những gì còn nghèo khó, lạc hậu. Đỡ đần nỗi vất vả của mẹ, của cha, của những người truyền cho hành trang nên người, cho ta những kỉ niệm ấm cúng. Nhắc ta phải biết yêu những gì giản dị, từ tình yêu mà mạnh mẽ tiếp con đường mà cha ông đã gây dựng từ bao đời để có được ngày hôm nay
Hidden ninja