Giúp mk trả lời những câu này với : 1. Cơ chế tác động của miễn dịch ko đặc hiệu ? 2. Các yếu tố tham gia miễn dịch thể dịch? 3. Các yếu tố tham gia miễn dịch tế bào? 4. Cơ chế tác động của miễn dịch thể dịch ? 5. Cơ chế tác động của miễn dịch tế bào?

2 câu trả lời

Câu 1 : 

-Các thành phần trong hệ miễn dịch không đặc hiệu bao gồm:

+Da, niêm mạc và các chất kháng khuẩn được tiết ra trên các bề mặt giúp ngăn chặn và tiêu diệt vi khuẩn 

+Các tế bào có khả năng phát hiện và tiêu diệt những vật ngoại lại tế bào tua, đại thực bào, tế bào giết tự nhiên NK, bạch cầu trung tính...hệ thống bổ thể và các cytokine interferon-alpha, interleukkin-1... tiêu diệt vi khuẩn hay vật là xâm nhập vào cơ thể

+ Xuất hiện trong vài phút đến vài giờ sau khi vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước của cơ thể với kháng nguyên lạ xâm nhập lần đầu hay lần sau.

Câu 2: 

Các yếu tố tham gia miễn dịch thể dịch: 

+ Tế bào lympho B 

+ Globulin miễn dịch

Câu 3 : 

Các yếu tố tham gia miễn dịch tế bào:

+ Tế bào lympho T

+ Kháng nguyên 

+ Tế bào lympho B

+ Đại thực bào

Câu 4 :  

Cơ chế tác động của miễn dịch thể dịch

Những tế bào lympho tiết ra các kháng thể được biệt hóa sẽ được tiết vào hệ thống tuần hoàn và các dịch tiết của các màng nhầy để ngăn chặn không cho các các vi sinh vật xâm nhập vào các tế bào và mô liên kết

Câu 5 : 

Cơ chế tác động của miễn dịch tế bào:

+ Tế bào đuôi gai , tế bào đại thực bào và tế bào B, chúng bắt giữ vi sinh vật từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể
+ Sau đó vận chuyển những kháng nguyên này đến các cơ quan lympho và trình diện kháng nguyên cho tế bào lympho T để khởi động đáp ứng miễn dịch

+Có 2 loại tế bào là : T độc và TCD4 nên cũng có 2 phương thức miễn dịch 

-  Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu thông qua tế bào T gây độc :

Các kháng nguyên này được vận chuyển lên bề mặt APC bởi phức hợp MHC lớp I và trình diện cho tế bào T CD8+

 Tế bào T CD8+ tiết cytokine và quá trình giết chết các tế bào

-Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu thông qua tế bào T hỗ trợ (T CD4+):

Các kháng nguyên này được vận chuyển lên bề mặt APC bởi phức hợp MHC lớp II và trình diện cho tế bào T CD4+

Tế bào T CD4+ được hoạt hóa và tiết ra các interleukin (IL-2, IL-4...) giúp hoạt hóa và kích thích tăng sinh nhiều tế bào khác như tế bào T CD4+, tế bào T CD8+ và tế bào Lympho B.

Tế bào Lympho B được biệt hóa để trở thành những tế bào sản xuất kháng thể giúp loại bỏ kháng nguyên

Tế bào T CD8+ có khả năng tiêu diệt trực tiếp các tế bào nhiễm virus

1.

  • Phản ứng miễn dịch không đặc hiệu là phản ứng bảo vệ ngay lập tức của hệ thống miễn dịch mà không cần phải tiếp xúc với kháng nguyên.
  • Nó là tuyến phòng thủ đầu tiên (bao gồm da, các lớp chất nhầy hay nước bọt, nước mắt, axit dạ dày – những hàng rào hóa học ngăn cản sự xâm nhập của mầm bệnh) và tuyến phòng thủ thứ 2 của cơ thể (với sự hiện diện của các tế bào đại thực bào, tế bào giết tự nhiên, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính, tế bào mast đóng vai trò thực bào và phản ứng viêm, sốt, histamin,…)

 2.

Thành phần dịch thể tham gia đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu bao gồm:

– Lysozym

Đây là một loại enzym rất gần gũi, có trong nước mắt, nước bọt và dịch nhầy. Lysozym có vai trò cắt cầu nối phân tử của màng vi khuẩn. Nó giúp ly giải một số vi khuẩn gram dường và hiệp lực cùng bổ thể tấn công vi khuẩn gram âm.

– Các protein viêm

Là các protein được tạo ra trong pha cấp của phản ứng viêm. Có thể kể đến nhóm protein CRP, nó còn được ứng dụng trong y học lâm sàng để chẩn đoán và theo dõi viêm bằng cách định lượng CRP huyết thanh.

– Bổ thể

Bổ thể bao gồm 25 loại protein huyết thanh. Chúng tham gia vào cả cơ chế đề kháng tự nhiên và miễn dịch đặc hiệu.

3.

Thành phần các tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu gồm:

– Bạch cầu hạt

Bạch cầu hạt chiếm đa số khoảng 60-70% bạch cầu máu ngoại vi. Chúng có đời sống ngắn từ 3-4 ngày. Các bạch cầu hạt bao gồm các bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm và bạch cầu trung tính. Trong số đó, bạch cầu hạt trung tính là chủ yếu, tích cực tham gia vào phản ứng viêm. Nhờ khả năng thực bào và trong bào tương chứa các hạt có nhiều enzym tiêu đạm, enzym thủy phân.

Còn lại là bạch cầu ái toan giúp đề kháng với ký sinh trùng, phản ứng dị ứng tại chỗ trong khi bạch cầu ái kiềm tương tự như tế bào mast giải phóng và tổng hợp các chất trung gian. Một số chất trung gian đó là histamin, serotonin, leucotrien.

– Bạch cầu đơn nhân

Bạch cầu đơn nhân có nguồn gốc từ tủy xương. Chúng lưu hành trong hệ tuần hoàn. Nhờ khả năng thực bào mạnh, bạch cầu đơn nhân đóng vai trò lớn trong việc dọn dẹp các vật lạ, các tổ chức bị phá hủy và các tế bào già.

Ngoài ra, tế bào đơn nhân còn chủ động tham gia mở đầu cho đáp ứng miễn dịch đặc hiệu. Chúng biệt hóa thành các tế bào trình diện kháng nguyên cho các tế bào lympho T. Đồng thời còn tiết ra các cytokin gây độc.

– Tế bào tự nhiên NK

Về hình thái, tế bào NK mang những đặc điểm giống tế bào lympho T và B. Tuy nhiên, trong bào tương tế bào NK có những hạt lớn và không có dấu ấn (marker) như hai loại tế bào lympho trên.

Tế bào NK có khả năng diệt các tế bào ung thư, tế bào virus không cần mẫn cảm trước và không bị giới hạn bởi phức hợp hòa hợp mô.

4.Miễn dịch thể dịch (humoral immunity): là cơ chế miễn dịch đặc hiệu thể hiện bằng sự sản xuất kháng thể có khả năng tương tác đặc hiệu với kháng nguyên.

5. Miễn dịch tế bào (cellular immunity): (miễn dịch qua trung gian tế bào) một cơ chế đề kháng của cơ thể bằng hiện tượng thực bào.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm