giúp mình với, mình đang ôn. câu 1: cách mạng Tân Hợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào? Vì sao nói cuộc cm này ko triệt để? câu 2: nêu thành tựu về kĩ thuật thế kỉ XVIII-XIX? câu 3: Vì sao cuộc Duy Tân Minh trị ở NHật Bản có sức cuốn hút các nước châu Á noi theo? câu 4: tóm tắt diễn biến chiến tranh thế giới thứ nhất? Vì sao chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất phi nghĩa phản động? câu 5: Em hãy giải thích vì sao các nước Anh, Pháp, MĨ tiến hành cải cách kinh tế còn các nước Đức, Ý, Nhật lại tiến hành chiến tranh xâm lược để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933? câu 6: Ý nghĩa lịch sử cm tháng 10 NGa. giúp mình với ạ.
1 câu trả lời
Câu 1:
* Ý nghia lịch sử :
Cách mạng Tân Hợi (1911) là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển và có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.
* Cách mạng Tân Hợi được xem là cuộc cách mạng tư sản không triệt để, vì:
- Chưa thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến.
- Không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược.
- Chưa giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Câu 2:
Công nghiệp
– Kỹ thuật luyện kim cải tiến nên tăng nhanh sản xuất thép, sản xuất nhôm nhanh và rẻ.
– Chế tạo máy tiện, máy phay than đá dầu mỏ được sử dụng.
– Sắt là nguyên liệu chủ yếu để chế tạo máy móc, làm đường sắt..
– Máy hơi nước.
Giao thông vận tải, thông tin liên lạc
– 1807 – kỹ sư Mỹ Phơn tơn chế tạo tàu thủy chạy bằng hơi nước.
– 1802 đầu máy xe lửa hơi nước ở Anh.
– 1814 Xtiphen xơn – Anh chế tạo xe lửa chạy trên đường sắt kéo được nhiều toa.
– Máy điện tín được phát minh ở Nga và Mỹ.
– Kỹ sư Mỹ Moóc xơ sáng chế ra bảng chữ cái cho điện tín gồm những vạch và chấm.
Nông nghiệp
– Sử dụng ohan hoá học, máy kéo chạy bằng hơi nước, máy cày, gặt. . .
Quân sự
– Nhiều vũ khí mới, đại bác, súng trường, ngư lôi . . .
Câu 3:
Cuộc Duy Tân Minh Trị có sức cuốn hút các nước Châu Á noi theo vì :
- Cuộc Duy tân Minh Trị đã đưa Nhật từ một nước phong kiến lạc hậu thành một nước tư bản phát triển, vì thế Nhật thoát khỏi sự đô hộ của các đế quốc phương Tây, cho nên nhiều nước châu Á muốn noi theo.
- Đầu thế kỷ 20, các sỹ phu yêu nước việt Nam, tiêu biểu là cụ Phan Bội Châu đã noi theo con đường của Nhật Bản bằng chủ trương Đông Du, đưa thanh niên yêu nước sang Nhật học.
Câu 4:
-Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là một trong những sự kiện có ảnh hưởng nhất trong lịch sử thế giới. Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩ do:
- Vì quyền lợi của mình mà giai cấp tư sản đã đẩy nhân dân các nước vào cuộc chiến tranh tàn khốc đau thương.
- Chỉ đem lại nguồn lợi cho giai cấp tư sản cầm quyền.
- Cuộc chiến tranh này do giới cầm quyền ở các nước đế quốc gây ra nhằm thanh toán lẫn nhau để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới nhưng nhân dân lao động lại là người phải gánh chịu mọi hy sinh mất mát về người & của.
Diễn Biến
- Ngày 28 - 7 - 1914, Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi, là nước được khối Hiệp ước ủng hộ.
- Ngày 1-8, Đức tuyên chiến với Nga.
- Ngày 3-8, tuyên chiến với Pháp.
- Ngày 4-8, Anh tuyên chiến với Đức.
=> Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng trở thành chiến tranh thế giới.
1. Giai đoạn thứ nhất (1914 - 1916)
- Giai đoạn này, chiến tranh chỉ diễn ra giữa các khối nước châu Âu, sau đó lôi kéo nhiều nước ở các châu lục khác cùng tham gia.
- Nhiều loại vũ khí hiện đại được đưa vào sử dụng. Hàng chục triệu nhân dân lao động bị thương vong vì lợi ích của giai cấp thông trị.
Mục 2
2. Giai đoạn thứ hai (1917 - 1918)
- Tháng 2/1917, Cách mạng tháng Hai diễn ra ở Nga, buộc Mĩ phải sớm nhảy vào tham chiến và đứng về phe Hiệp ước (4 - 1917), vì thế phe Liên minh liên tiếp bị thất bại.
- Cuối năm 1917, Phe Hiệp ước liên tiếp mở các cuộc tấn công làm cho đồng minh của Đức lần lượt đầu hàng.
- Ngày 11/11/1918, Đức đầu hàng đồng minh vô điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên minh.
Câu 5:
-Các nước Anh, Pháp, Mỹ là các nước tư bản già;có nhiều thuộc địa và cũng là các nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất nên khi gặp cuộc khủng hoảng , chỉ cần tiến hành cải cách kinh tế-xã hội.
-Các nước Đức, Ý, Nhật là các nước tư bản trẻ, ít thị trường thuộc địa nên khi gặp cuộc khủng hoảng phải đi theo con đường phát xít để mở rộng thêm thuộc địa.