Giúp mình với ạ^^ Câu 2 Viết đoạn văn khoảng nửa trang giấy vở với chủ đề: thái độ của em với dịch corona, trong đó có sử dụng câu nghi vấn, câu cầu khiến. Câu 3: Chứng minh rằng: “Đọc bài thơ Quê hương của Tế Hanh, chúng ta thấy rõ vẻ đẹp cuộc sống làng chài cũng như tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương mình”. Câu 4 4.1.Bài thơ Khi con tu hú được viết trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến tâm hồn người chiến sĩ – thi sĩ Tố Hữu? Mình xin cám ơn các bạn rất nhìu

1 câu trả lời

câu 2

Khi Gan Jian (18 tuổi) nghe tin Bộ Giáo dục Trung Quốc quyết định cho toàn bộ trường học trên cả nước nghỉ vì dịch viêm phổi corona bùng phát diện rộng, cậu học sinh cuối cấp cảm thấy lo lắng nhiều hơn là vui sướng.

“Dịch bệnh rồi sẽ kết thúc. Còn kỳ thi đại học gaokao là ưu tiên hàng đầu của tôi. Theo lịch thi mọi năm, thời gian ôn tập không còn nhiều”, Gan nói.

Gan hiện là học sinh lớp 12 tại một trường cấp 3 tại thành phố Hoàng Cương (tỉnh Hồ Bắc). Nằm cách tâm dịch Vũ Hán khoảng 75 km, Hoàng Cương ghi nhận số ca mắc nhiễm virus corona cao thứ ba tại Trung Quốc.

Từ ngày 24/1, chính quyền thành phố áp đặt lệnh phong tỏa, mọi hoạt động kinh doanh, vui chơi, đến trường đều tạm thời dừng lại.

Dịch viêm phổi corona bùng phát vào thời điểm chỉ còn vài tháng nữa là học sinh lớp 12 tại Trung Quốc bước vào kỳ thi quan trọng. Ảnh: China Daily.

Nhưng khi kỳ thi gaokao khốc liệt chỉ còn cách 122 ngày, nhiều học sinh, phụ huynh và cả giáo viên đều mang mối lo chung: Nghỉ học đồng nghĩa với đánh mất số điểm quý giá cần thiết.

Trong tình thế tiến thoái lưỡng nan, nhiều trường học ở Trung Quốc buộc phải nghĩ ra giải pháp tạm thời để giúp các sĩ tử vốn đã “ngồi trên đống lửa” vẫn có thể tiếp tục ôn luyện khi dịch bệnh hoành hành ngoài kia.

câu3

Quê hương trong xa cách là cả một dòng cảm xúc dạt dào, lấp lánh suốt đời thơ Tế Hanh. Cái làng chài nghèo ở một cù lao trên sông Trà Bồng nước bao vây cách biển nửa ngày sông đã nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tế Hanh, đã trở thành nỗi nhớ da diết để ông viết nên những vần thơ thiết tha, lại láng. Trong dòng cảm xúc ấy Quê hương là thành công khởi đầu rực rỡ.
Nhà thơ đã viết Quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng, đầy thơ mộng cua mình. Nổi bật lên trong bài thơ là cảnh ra khơi đánh cá của trai làng trong một sớm mai đẹp như mơ:
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Tâm hồn nhà thơ náo nức những hình ảnh đầy sức mạnh:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mè vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
Giữa trời nước bao la nổi bật hình ảnh con thuyền hiên ngang, hăng hái, đầy sinh lực dưới bàn tay điều khiển thành thạo của dân trai tráng đang nhẹ lướt trên sóng qua hình ảnh so sánh như con tuấn mã. Bằng các từ ngữ sinh động, nhà thơ đã khắc họa tư thế kiêu hãnh chinh phục sông dài, biển rộng của người làng chài. Lời thơ như băng băng về phía trước, như rướn lên cao bao la cùng với con thuyền, với cánh buồm! Tế Hanh đã cảm nhận cuộc sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó nên mới liên tưởng: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.
Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người lao động được gửi gắm ở đấy.
Cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập cũng được miêu tả với một tình yêu tha thiết;
Ngày hôm sau, ôn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
"Nhờ ơn trời biển động cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng"
Ở đoạn trước, khi tả cảnh ra đi mạnh mẽ vượt trường giang của đoàn thuyền, hơi thở băng băng, phơi phới. Đến đoạn này, âm điệu thơ thư thái và dần lắng lại theo niềm vui no ấm, bình yên của dân làng. Chính từ đấy, xuất hiện những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của Quê hương:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Ca thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nam
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Chỉ ai là người con của một vạn chài mới viết được những câu thơ như thế. Tế Hanh như khác tạc bức tượng dài người dân chài giữa đất trơi lộng gió với hình khối, màu sắc và cả hương vị không thể lẫn: bức tượng đài nồng thở vị xa xăm - vị muối mặn mòi của biển khơi, của những chân trời tít tắp mà họ thường chinh phục, Chất muối mặn mòi ấy ngấm vào thân hình người dân chài quê hương, thấm dần trong thớ vỏ chiếc thuyền hay đã ngấm sâu vào làn da thớ thịt, vào tâm hồn Tế Hanh để thành niềm cảm xúc bâng khuâng, kì diệu?
Một tâm hồn như thế khi nhớ nhung tất chẳng thể nhàn nhạt, bình thường. Nỗi nhớ quê hương trong đoạn kết đã đọng thành những kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi. Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá " câu thơ cuối cùng cho ta rõ thêm tâm hồn thiết tha, thành thực của Tế Hanh"
Quê hương của Tế Hanh đã cất lên một tiếng ca trong trẻo, nồng nàn, thơ mộng về cái làng vạn chài lung ôm ấp, ru về tuổi thơ mình. Bài thơ đã góp phần bồi đắp cho mỗi người đọc chúng ta tình yêu quê hương thắm thiết.

câu4

I. Đôi nét về tác giả Tố Hữu
- Tố Hữu (1906 - 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành

- Quê quán: Thừa Thiên Huế

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

+ Ông giác ngộ lí tưởng cách mạng khi còn đang học ở Huế

+ Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 ông được giữ nhiều chức vụ trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, về mặt trận Văn hóa nghệ thuật.

+ Ông được tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật năm 1996

- Phong cách sáng tác: Thơ ông mang tính chất trữ tình chính trị có cảm hứng lãng mạn ngọt ngào

II. Đôi nét về bài thơ Khi con tu hú
1. Hoàn cảnh sáng tác

- Sang tác vào tháng 7 năm 1939 tại nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả bị bắt giam

2. Bố cục

- Phần 1: 6 câu đầu: Khung cảnh thiên nhiên vào hè

- Phần 2: 4 câu cuối: Tâm trạng người chiến sĩ trong tù

3. Giá trị nội dung

- Bài thơ thể hiện niềm tin yêu cuộc sống thiết tha và sự khao khát tự do mãnh liệt của người chiến sĩ trong cảnh tù đầy

4. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ lục bát sử dụng uyển chuyển

- Giọng điệu linh hoạt

- Từ ngữ tự nhiên và gần gũi với đời thường

III. Dàn ý phân tích bài thơ Khi con tu hú
I/ Mở bài

- Giới thiệu những nét khái quát về Tố Hữu, một nhà thơ dành cả sự nghiệp và cuộc đời hiến dâng cho Cách mạng

- Nhận định chung về “Khi con tu hú”: “là khúc ca tâm tình, là tiếng gọi đàn, hướng về đồng quê và bầu trời tự do với tình yêu và niềm khao khát cháy bỏng” (Sổ tay Ngữ văn 8)

II/ Thân bài

1. Cảnh đất trời vào hè

- Cảnh đất trời vào hè với nhiều âm thanh:

+ Tiếng chim tu hú

+ Tiếng ve ngân

+ Tiếng sáo diều

⇒ Âm thanh rộn rã, tươi vui

- Bên cạnh đó có nhiều màu sắc

+ Vàng: Bắp, lúa

+ Xanh: Trời

+ Hồng: nắng

⇒ Màu sắc tươi tắn, rực rỡ

- Nhiều hương vị:

+ Vị lúa chín

+ Vị ngọt của trái cây

⇒ Những hương vị hết sức ngọt ngào tinh khiết

- Không gian đất trời cao rộng, cánh diều chao liêng ⇒ Sự khoáng đạt đầy tự do

⇒ Kết hợp biện pháp tu từ cùng với những tính từ, từ láy ⇒ bức tranh trong tâm tưởng về mùa hè tươi đẹp của người chiến sĩ trong cảnh tù đày

2. Người tù cách mạng khao khát tự do, đau khổ vì bị giam cầm

- Từ ngữ mạnh: “đạp”, “ngột”, “chết”, “uất”

- Từ ngữ cảm thán: “ôi”, “thôi”, “làm sao”,

⇒ Nghệ thuật tương phản cho thấy sự đối lập giữa cảnh đất trời bao la và cảnh tù đầy, người chiến sĩ khao khát tự do cháy bỏng, muốn đập tan mọi thứ để thoát khỏi cảnh tù túng

⇒ Bài thơ kết thúc với tâm trạng nhức nhối, là dấu hiệu báo trước sự hành động để thoát khỏi hoàn cảnh sau này (Tố Hữu sau đó đã vượt ngục để vươn tới bầu trời tự do)

III/ Kết bài

- Khái quát những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản

- Bài thơ là bức chân dung tinh thần tự họa của Tố Hữu, cho chúng ta hiểu thêm về hình ảnh người chiến sĩ cách mạng anh hùng.