Giúp mình lập dàn ý đề này với ạ: Phân tích diễn biến tâm trạng của Tràng trong đoạn văn sau Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trông, dồn dập, vội vã. Đàn quạ trên những cây gạo cao chót vót ngoài bãi chợ hốt hoảng bay vù lên, lượn thành từng đám bay vần trên nên trời như những đám mây đen. Người con dâu khẽ thở dài, thị nói lí nhí trong miệng: - Trống gì đay, u nhỉ? - Trống thúc thuế đây. Đằng thì nó bắt gióng đấy, đằng thì nó bắt đóng thuế. Giời đất này không chắc đã sống qua được đâu các con ạ… - Bà lão ngoảnh vội ra ngoài. Bà lão không dám để con dâu nhìn thây bà khóc. Người con dâu có vẻ lạ lắm, thị lầm bầm: - Ở đây vẫn phải đóng thuế cơ à? Im lặng một lúc thị lại tiếp: - Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đây. Tràng thần mặt ra nghĩ ngợi. Cái mặt to lớn bặm lại, khó đăm đăm. Miếng cám ngậm trong miệng hắn đã bã ra chát xít… Hắn đang nghĩ đến những người phá kho thóc Nhật. Tràng hỏi vội trong miếng ăn: - Việt Minh phải không? - Ừ, sao nhà biết? Tràng không trả lời. Trong ý nghĩ của hắn vụt hiện ra cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm. Hôm ấy hắn láng máng nghe người ta nói họ là Việt Minh đây. Họ đi cướp thóc đây. Tràng không hiểu gì sợ quá, kéo vội xe thóc của Liên đoàn tắt cánh động đi lối khác. À ra họ đi phá kho thóc chia cho người đói. Tự dưng hắn thây ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu. Ngoài đình tiếng trông thúc thuế vẫn dồn dập. Mẹ và vợ Tràng đã buông đũa đứng dậy. Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới…

1 câu trả lời

A, MB 

- giới thiệu tác giả Kim Lân: Tác giả Kim Lân (1920-2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ được học hết tiểu học, rồi vừa làm thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong vừa viết văn. 1944, Kim Lân tham gia Hội Văn hóa cứu quốc, sau đó liên tục hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến và cách mạng (viết văn, làm báo, diễn kịch, đóng phim). Tác phẩm chính của ông bao gồm: Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn, 1955), Con chó xấu xí (tập truyện ngắn, 1962). Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Ông thường viết về nông thôn và người nông dân. Ông có những trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống làng quê- những thú chơi và sinh hoạt văn hóa cổ truyền của người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, được gọi là những "thú đồng quê", "phong lưu đồng ruộng" như: chơi núi non bộ, thả chim, đánh vật, chọi gà,... Ông viết chân thật, xúc động về cuộc sống và người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ- những con người gắn bó tha thiết với quê hương và cách mạng. Dù viết về phong tục hay con người, trong tác phẩm của Kim Lân ta vẫn thấy thấp thoáng cuộc sống và con người của làng quê VN thiếu thốn, nghèo khổ mà yêu đời; thật thà, chất phác mà thông minh, hóm hỉnh, tài hoa. 2001, Kim Lân được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Truyện ngắn Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập Con chó xấu xí (1962).

- giới thiệu nội dung đoạn trích: Trong đó đoạn trích từ "Ngoài đình" cho đến hết đã cho thấy kết thúc mở một cách đầy giá trị nhân văn của tác giả Kim Lân dành cho người nông dân trong nạn đói những năm 1945 ấy, cụ thể là qua diễn biến của tâm trạng nhân vật Tràng

B, TB

1, Bắt đầu ý thức được về phong trào cách mạng của Việt Minh

- Khi Tràng nghe được cuộc nói chuyện của mẹ và Thị, Tràng đã thần mặt ra nghĩ ngợi và hắn đang nghĩ đến những người phá kho thóc ở Nhật.

- Câu hỏi "Việt Minh phải không" chính là khởi nguồn của ý thức và phong trào đi theo cách mạng của Tràng

- Hình ảnh "những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm" hiện lên trong đầu Tràng đã đánh dấu cho việc ý thức đi theo cách mạng của Tràng. 

2. Tiếc rẻ vì không tham gia Việt Minh phá kho thóc của Nhật

- Tự dưng hắn thây ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu. 

- Tâm lý của nhân vật được phát triển vô cùng tự nhiên, đây chính là lúc Tràng đang dần dần ý thức được phong trào cách mạng của Việt Minh để chống lại nạn đói. 

3, Thực sự tham gia phong trào cách mạng

- Hình ảnh của đám người đói và lá cờ đỏ phấp phới trong đầu Tràng chính là kết thúc mở cho việc Tràng cùng với những người nông dân khác sẽ tham gia vào phong trào phá kho thóc của Nhật.

C, KB

Tóm lại, diễn biến tâm trạng của Tràng được phát triển một cách tự nhiên. Họ sẽ có con đường mới giải thoát cho sự bế tắc của họ trong cuộc sống nghèo khổ cùng cực này đó là: đi theo cách mạng

Câu hỏi trong lớp Xem thêm