Giúp mik vs, mik cần gấo Câu 1: Kể tên các loại nhiệt kế mà em biết? Nhiệt kế hoạt động dựa yển nguyên tắc nào? Tại sao người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan làm mốc đo nhiệt độ? Câu 2: khi đun nóng một lượng nước thì khối lượng riêng của chất lỏng thay đổi như thế nào? Tại sao? Câu 3: Nêu kết luận sự nở vì nhiệt của chất khí? Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp, khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên? Câu 4: Có thể đung nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ của nước đá đang tan đc ko? Tại sao? Câu 5: Nêu 1 ví dụ về các vật nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn?

1 câu trả lời

Đáp án: 

 

Giải thích các bước giải:

Câu 1:

- Nhiệt kế y tế : dùng để đo cơ thể người

Nhiệt kế rượu : dùng để đo nhiệt độ khí quyển

Nhiệt kế thủy ngân : dùng để đo nhiệt độ trong thí nghiệm

Nhiệt kế treo tường: đo nhiệt độ không khí

Nhiệt kế phòng thí nghiệm: đo nhiệt độ trong các thí nghiệm

- Nhiệt kế hoạt động được dựa trên sự giãn nở các chất

- Người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan làm một mốc để đo nhiệt độ trong thang đo nhiệt độ là vì nước đá đang tan có một nhiệt độ không thay đổi là 0°C khi áp suất khí quyển là chuẩn (1 atm).

Câu 2:

-Khi đun chất lỏng thì phân tử được cấu tạo trong chất lỏng đó sẽ giãn khoảng cách với nhau ra nên vẫn giữ nguyên khối lượng, còn thể tích thì tăng lên. Mà khối lượng riêng được tính bằng D=m/V, nghĩa là nếu m giữ nguyên mà V tăng thì D giảm. Vì thế khi đun nóng một chất lỏng thì khối lượng của chất lỏng giữ nguyên (không thay đổi), còn thể tích của chất lỏng đó sẽ giảm xuống (có thay đổi).

Câu 3 : 

- Chất khí co lại khi ạnh đi và nở ra khi nóng lên

- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau

-  quả bóng bàn đang bị bẹp, khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên vì :Khi nhúng quả bóng bàn bị bẹp vào nước nóng làm không khí trong quả bóng nở ra ép vào thành quả bóng cho nên đẩy thành vỏ phồng lên.Với điều kiện là quả bóng không bị thủng

Câu 4 :

- Không vì nhiệt kế y tế chỉ đo đc nhiệt độ từ 35 - 42 độ C , mà nhiệt độ đá đang tan rơi vào khoảng 0 độ C  .

Câu 5 :

Ví dụ :

-Chất rắn : Khi ta nung nóng một băng kép , băng kép sẽ nở ra vì nhiệt và cong về phía thanh thép. 
-Chất lỏng :Khi ta đo nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân , thủy ngân nở ra vì nhiệt nên dâng lên trong ống. 
-Chất khí : khi một quả bóng bàn bị kẹp , ta ngâm quả bóng bàn trong nước ấm , không khí trong quả bóng nở ra tác dụng một lức đẩy lên vỏ quả làm vỏ quả phồng lên.

- Các vật sẽ phản ứng lại với vật tạo nên một lực rất lớn có thể làm gãy vỡ gì đó