Giúp em với mn ơi.. Lập dàn ý cho đoạn trích: "(…) Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về (…)" (Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ Văn 12, Tập 1)
1 câu trả lời
* Dàn ý tham khảo
A. Mở bài
- Giới thiệu tác giả: Nguyễn Tuân
+ Kẻ phiêu lãng với “chủ nghĩa xê dịch”
+ Phong cách sáng tác: đặc biệt được gói gọn trong một chữ “Ngông”
+ Tác phẩm tiêu biểu
- Giới thiệu tác phẩm: Người lái đò sông Đà
- Giới thiệu chung về đoạn trích.
B. Thân bài
1. Tóm tắt hoàn cảnh dẫn đến đoạn trích
- Sau những nét miêu tả dữ dội về con sông Đà
- Sự thay đổi trong điểm nhìn của nhà văn
2. Vẻ đẹp lãng mạn của sông Đà
* Nhìn từ trên cao xuống, sông Đà “tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”.
- Điệp ngữ “tuôn dài”
=> Như mở ra trước mắt người đọc độ dài vô tận của dòng sông, trùng điệp giữa bát ngát màu xanh lặng lẽ của núi rừng.
- Phép so sánh “như một áng tóc trữ tình” khiến cho người đọc không khỏi xuýt xoa trước vẻ đẹp điểm tuyệt của sông Đà.
=> Sông Đà giống như một kiệt tác của đất trời.
- Chữ “áng” thường gắn với áng thơ, áng văn nay được Nguyễn Tuân gắn với “tóc” để trở thành “áng tóc trữ tình”.
=> Cả cụm từ đã nói lên hết cả chất thơ, chất trẻ trung đẹp đẽ và thơ mộng của dòng sông, cảnh vật vì thế mà hiện lên vừa thực vừa mộng. Hai chữ “ẩn hiện” càng tăng thêm vè huyền bí và trữ tình cho con sông.
- Vẻ đẹp của sông Đà còn được tác giả nhấn mạnh qua động từ “bung nở” và từ láy “cuồn cuộn” kết hợp với hoa ban nở trắng rừng, hoa gạo đỏ rực ở hai bên bờ làn cho người đọc liên tưởng mái tóc ấy như được trang điểm bởi mây trời, như được điểm xuyết với hoa gạo hoa ban và đẹp mơ màng như sương khói mùa xuân.
* Nguyễn Tuân say sưa mê đắm con sông Tây Bắc “tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước sông Đà”.
=> Chính vẻ đẹp mây trời đã tạo cho con sông một vẻ đẹp riêng không trộn lẫn. Nếu Hoàng Phủ Ngọc Tường nhìn thấy sông thường có mày xang thẫm và ánh nắng “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” do sự phản quang thì Nguyễn Tuân lại phát hiện vẻ đẹp của sắc nước sông Đà thay đổi theo mùa.
+ Mùa xuân, nước sông Đà “xanh ngọc bích” chứ không phải màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô.
+ Mùa thu nước sông Đà “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người đi bầm vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội vì mỗi độ thu về”.
=> Câu văn đã sử dụng phép so sánh khiến người đọc hình dung được vẻ đẹp đa dạng của sắc nước sông Đà. Qua đó Nguyễn Tuân đã làm nổi bật được trong cái trữ tình của dòng nước còn có cái dữ dội ngàn đời của con sông Tây Bắc.
C. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị của tác phẩm
- Tình cảm của em dành cho tác phẩm