Giúp e với Viết đoạn văn nghị luận xã hội:Lòng tự trọng LƯU Ý: -KO SPAM -KO COPY TRÊN MẠNG -TỰ LÀM -KO QUÁ DÀI (<15 CÂU) -CÓ THỂ CHO GỢI Ý THAM KHẢO ai có câu trả lời hay e cho 5 sao + với ctl hay nhất luôn nhé

2 câu trả lời

Tự trọng là một đức tính cao đẹp và cần có của con người trong xã hội ngày nay. Hiểu một cách đơn giản, tự trọng là tự bản thân mình bảo vệ danh dự, nhân phẩm của chính mình. Người có lòng tự trọng là người luôn luôn đề cao chuẩn mực đạo đức của xã hội, coi những chuẩn mực đạo đức là cơ sở để điều khiển hành vi của chính mình. Cũng bởi lẽ đó, họ không bao giờ đẻ bản thân mình vướng mắc vào các tệ nạ xã hội hay làm gì trái với  đạo đức con người. Không những vậy , người có lòng tự trọng là người luôn có ý thức giữ gìn nhân cách của bản thân, họ sống vơi slaapj trường để người khác phải tôn trọng mình. Lão Hạc trong chuyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao là một người như thế. Dù rơi vào bước đường khốn cùng nhưng lão vẫn nhất quyết không muốn phiền hà đến ông giáo. Vì thế, lão đã từ chối lời đề nghị giúp đỡ của ông và tự mình lo liệu nhà cửa, ruộng vườn thật kĩ lưỡng trước khi ăn bả chó tự tử. Hay người anh hùng Lý Tự Trọng với câu nói nổi tiếng :" Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây". Đó chính là những minh chứng rõ nét nhất về những con người có lòng tự trọng. Lòng tự trọng có vai trò rất lớn với mỗi người. Nó không chỉ khẳng định phẩm giá, nhân cách của chúng ta trong mắt mọi người mà còn đề cao vị thế của cá nhân trong cộng đồng. Bởi thế, mỗi con người cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ lòng tự trọng của bản thân. Đó cũng là cách ta khẳng định và đè cao giá trị của chính mình.

Trước hết là khái niệm lòng tự trọng. Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân. Người có lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình. Họ biết mình là ai, có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đén những điều ấy. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Lòng tự trọng sẽ không là những thứ đi ngược với lương tâm con người. Đừng qui lòng tự trọng với tâm lý sĩ diện là một. Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau và thể hiện những thái độ hoàn toàn khác nhau. Tâm lý sĩ diện thể hiện một thái độ tiêu cực còn lòng tự trọng thì ngược lại. Nó đem đến những tích cực nhất định. Lòng tự trọng đi liền với cái tôi cá nhân. Bởi mỗi người sẽ có những giá trị riêng của bản thân vì thế mà ai cũng có lòng tự trọng riêng ở mức độ nhất định. Có lòng tự trọng bạn sẽ biết tôn trọng bản thân mình từ đó tôn trọng người khác. Sự tôn trọng thực sự cần thiết trong các mói quan hệ xã hội ngày nay. Được xây dựng trên nền tảng là sự tôn trọng, các mối quan hệ sẽ vững bền hơn. Bạn không thể sống trong sự cô lập với xã hội vì thế không có các mối quan hệ, bạn sẽ không thể tồn tại được. Lòng tự trọng sẽ giúp bạn có được những mối quan hệ lâu dài. Không chỉ thế, lòng tự trọng còn là nội tâm, là lý trí để ngăn cản bạn làm những điều xấu, những hành vi đi ngược với đạo đức và lương tâm con người. Bởi có lòng tự trọng, bạn sẽ tìm cách để bảo vệ nó. Để bảo vệ nó bạn sẽ không để mình hành động theo bản năng mà luôn suy xét lợi, hại cũng như sự ảnh hưởng của nó. Hành động sau suy nghĩ sẽ là một cách tốt để bạn giảm đi những sai lầm không đáng có.

(tham khảo bạn nhé)

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
6 lượt xem
0 đáp án
4 giờ trước