2 câu trả lời
- Đầu thế kỉ XIX chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản đứng đầu là Sô- gun lâm vào khủng hoảng suy yếu.
- Kinh tế:
- Nông nghiệp lạc hậu, tô thuế nặng nề, mất mùa đói kém .
- Công nghiệp: kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều, kinh tế tư bản phát triển nhanh chóng.
+Xã hội: nổi lên mâu thuẫn giữa nông dân, tư sản thị dân với chế độ phong kiến lạc hậu.
+Chính trị: Nổi lên mâu thuẫn giữa Thiên hoàng và Tướng quân.
- Giữa lúc Nhật Bản khủng hoảng suy yếu, các nước tư bản Âu - Mĩ tìm cách xâm nhập.
+ Đi đầu là Mĩ dùng vũ lực buộc Nhật Bản “mở cửa” sau đó Anh, Pháp, Nga, Đức cũng ép Nhật ký các Hiệp ước bất bình đẳng.
+ Trước nguy cơ bị xâm lược Nhật Bản phải lựa chọn một trong hai con đường là: bảo thủ duy trì chế độ phong kiến lạc hậu, hoặc là cải cách.
Tháng 01/1868 Sô-gun bị lật đổ. Thiên hoàng Minh Trị nắm quyền và thực hiện cải cách;
+ Về chính trị Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện bình đẳng ban bố quyền tự do.
+ Về kinh tế: xóa bỏ độc quyền ruộng đất của phong kiến thực hiện cải cách theo hướng tư bản chủ nghĩa.
+ Về quân sự: được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây, chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí bom đạn
+ Giáo dục: chú trọng nội dung khoa học- kỹ thuật. Cử HS giỏi đi du học phương Tây.
* Tính chất – ý nghĩa:
Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật.
- Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX quá trình tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp với ngân hành đã đưa đến sự ra đời những công ty độc quyền, Mít-xưi, Mit-su-bi-si chi phối đời sống kinh tế, chính trị Nhật Bản.
- Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX Nhật đẩy mạnh chính sách bành trướng xâm lược.
+ Năm 1874 Nhật Bản xâm lược Đài Loan
+ Năm 1894-1895 chiến tranh với Trung Quốc
+ Năm 1904-1905 chiến tranh với Nga
- Nhân dân lao động Nhật Bản bị bóc lột nặng nề. Công nhân phải làm việc từ 12 giờ đến 14 giờ một ngà với mức lương thấp.
- Phong trào công nhân đã có những bước tiến mới: Các tổ chức công đoàn ra đời, Ca-tai-a-ma Xen truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin vào Nhật Bản và thành lập Đảng Xã hội dân chủ năm 1901.
- Từ năm 1906, phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ hơn. Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân khác cũng đươc đẩy mạnh.
- Tình trang khủng hoảng bế tắc của chế độ phong kiến.
- Các nước đế quốc tăng cường can thiệp vào Nhật bản, âm mưu xâm lược nước này.
- Tình hình đó đặt ra cho nước này hai sự lựa chọn: Hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến mục nát để trở thành miếng mồi cho thực dân phương Tây, hoặc canh tân để phát triển đất nước.
- Đây là tình trạng chung của hầu hết các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam.
- Tháng 1/1868, Thiên hoàng Minh Trị thực hiện cải cách nhằm đưa đất nước Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu.
* Kết quả: Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.
* Tính chất: Cuộc Duy Tân Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.
* Ý nghĩa: Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đưa Nhặt Bản trở thành một nước có nền kinh tế công - thương nghiệp phát triển nhất ở châu Á, góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền của Nhật Bản trước sự xâm lược của đế quốc phương, Tây.
* Nền kinh tế Nhật Bản từ cuối thế kỉ thứ XIX phát triển mạnh mẽ, vì các lý do :
- Tháng 1/1868, Thiên hoàng Minh Trị tiến hành hàng loạt những cải cách trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục, quân sự nhằm đưa đất nước Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu.
- Sau cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895), nhờ số tiền bồi thường và của cải cướp được ở Triều Tiên và Trung Quốc, kinh tế Nhật Bản càng phát triển mạnh mẽ.
- Trong 14 năm (từ 1900 đến 1914), tỉ lệ công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân đã tăng từ 19% lên 42%. Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa kéo theo sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng. Nhiều công ti độc quyền xuất hiện, như Mít-xưi và Mít-su-bi-si… Sự lũng đoạn của các công ti độc quyền này giữ vai trò to lớn, bao trùm lên đời sống kinh tế, chính trị Nhật Bản. Các hãng này làm chủ nhiều ngân hàng, hầm mỏ, xí nghiệp đường sắt, tàu biển...
#tsuki