giới thiệu về nhà thơ thế lữ và giá trị của văn bản nhớ rừng

2 câu trả lời

Tác giả THế Lữ: (1907- 1989)

a. Cuộc đời:

Tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, sinh tại ấp Thái Hà, Hà Nội. Quê quán: làng Phù Đổng, huyện Tiên Du (nay là Tiên Sơn), tỉnh Bắc Ninh.

- Thuở nhỏ ông học ở Hải Phòng, rồi học Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương và bỏ học. Năm 1932, Thế Lữ bắt đầu tham gia Tự lực văn đoàn và là một trong những cây bút chủ lực của báo Phong hoá, Ngày nay. Năm 1937, ông bắt đầu hoạt động sân khấu, làm diễn viên, đạo diễn..Rồi sau đó tham gia Cách mạng và hoạt động Cách mạng vô cùng sôi nổi. 

b. Sự nghiệp văn học: 

- Ông đã xuất bản rất nhiều tác phẩm: Mấy vần thơ (thơ, 1935); Vàng và máu (truyện, 1934); Bên đường Thiên lôi (truyện, 1936), ông viết kịch bản bên cạnh việc sáng tác thơ với những vở như:  Cụ Đạo sư ông (kịch, 1946); Đoàn biệt động (1947); Đợi chờ (1949); Tin chiến thắng Nghĩa Lộ (1952); Thế Lữ cũng là dịch giiả của nhiều vở kịch của sếch-xpia, Gơ-tơ, Sin-le và Pô-gô-đin,...Ông là cây bút đầy tài năng với rất nhiều vai trò khác nhau. 

- Thế Lữ là một trong những nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ mới. Có thể nói, đóng góp của ông với Thơ Mới chính là ở giá trị lan tỏa và tiên phong cho phong trào cách tân thơ này. 

Giá trị của văn bản Nhớ rừng:

Nhớ rừng là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ và là tác phẩm góp phần mở đường cho sự thắng lợi của phong trào Thơ mới. Đây là thi phẩm đánh dấu rõ nét sự cách tân thơ độc đáo trong thơ văn Thế Lữ nói riêng cũng như toàn bộ phong trào nói chung.

Bài thơ đã khơi gợi, thức tỉnh lòng yêu nước sâu sắc của người dân mất nước. Thế lữ đã mượn lời của con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và khao khát tự do mãnh liệt trong người dân mất nước thưở ấy. Bài thơ mang giá trị thức tỉnh  và thúc giục thế hệ con người Việt Nam hãy biết cố gắng, hãy biết phát triển vì sự nghiệp giải phóng dân tộc chứ không thể vô tư lự trước cảnh nước mất nhà tan. 

Thế Lữ là một ngôi sao sáng nổi bậc trên bầu trời thi ca Việt Nam đầu thế kỉ XX. Tuy không trở thành một hiện tượng như Xuân Diệu hay Hàn Mặc Tử hay Chế Lan Viên nhưng ông lại là người đặt những viên gạch đầu tiên trong công cuộc xây dựng tòa lâu đài Thơ mới.

Xuất thân và vị trí của Thế Lữ trên văn đàn:

Thế Lữ sinh năm1907 mất năm 1989 tại Hà Nội, tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ. Ông là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu nổi tiếng ở Việt Nam thế kỉ XX. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng. Ông còn được xem là người tiên phong đi đầu trong phong trào đổi mới nền thơ ca Việt Nam đầu thế kỉ XX và là cây bút chủ chốt đặt những nền móng đầu tiên khỏi xướng của phong trào Thơ mới.

Những hoạt động chính của Thế Lữ:

Thế Lữ học chữ Nho khi lên 8 tuổi và sớm được học chữ Quốc ngữ khi lên 10. Năm 1925, ông vào học Cao đẳng Tiểu học Bonnal ở Hải Phòng, học được 3 năm thì bỏ. Những năm học Thành chung, ông chịu tác động từ tinh thần yêu nước của giới học sinh, qua báo Việt Nam hồn từ Pháp gửi về, cũng như từ những thầy giáo như Trịnh Đình Rư, Hoàng Ngọc Phách, Nguyễn Hữu Tảo.

Ông sớm tham gia các hoạt động nghệ thuật, trở thành nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới ngay từ buổi đầu. Thơ ông hướng đến biểu lộ tâm trạng của lớp người yêu nước nhưng chưa tìm thấy được con đường để cứu nước. Giọng thơ trong trẻo, đôi khi đượm buồn, thấm đẫm tâm trạng uẩn uất.

Từ năm 1937, hoạt động của Thế Lữ chủ yếu chuyển hướng sang biểu diễn kịch nói, trở thành diễn viên, đạo diễn, nhà viết kịch, trưởng các ban kịch Tinh Hoa, Thế Lữ, Anh Vũ, hoạt động cho đến sau Cách mạng tháng Tám. Ở thời kì này, Thế Lữ hoạt động vo cùng sôi nổi, có đóng góp rất lớn cho sự phát triển nền kịch sân khấu Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Ngoài ra, Thế Lữ còn viết truyện ngắn, truyện trinh thám, truyện đường rừng, truyện kinh dị. Những tác phẩm của ông có cốt truyện lôi cuốn, hấp dẫn, giọng kể thâm trầm, cốt truyện đầy kịch tính gây được sự say mê trong lòng người đọc.

Khi kháng chiến nổ ra, ông hăng hái tham gia kháng chiến chống Pháp, làm kịch kháng chiến cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của nhân dân.

Khi đất nước giải phóng, Thế Lữ vẫn tiếp tục cống hiến sức mình vì sự nghiệp phát triển nền văn học dân tộc. Năm 1986, ông qua đời tại Hà Nội.