Giới thiệu về bảo tàng Quan Trung ko chép mạng giúp mình với

2 câu trả lời

Từ thành phố Quy Nhơn đi về hướng tây hơn 40 km là tới thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, quê hương của 3 anh em người anh hùng dân tộc Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Bảo tàng được khánh thành năm 1978 theo lối trang nghiêm, hài hòa với cảnh quan. Đây là bảo tàng Danh nhân lớn nhất cũng là một trong những bảo tàng thu hút lượng khách đến tham quan du lịch học tập nhiều nhất của Việt Nam. Trong khuôn viên bảo tàng, điện thờ Tây Sơn là điểm đầu tiên du khách đến để thắp nén nhang thơm tưởng nhớ tới các anh hùng áo vải Tây Sơn. Ông Trần Ngọc My, người trông coi điện thờ, cho biết:  “Điện Tây Sơn được xây dựng trên nền nhà cũ của ba anh em nhà Tây Sơn. Trong điện thờ có khoảng 10 bàn thờ, chính giữa là thờ cộng đồng thờ chung cho tổ tiên dòng họ ba anh em nhà Tây Sơn. Ba anh em nhà Tây Sơn được thờ chính giữa gọi là Tây Sơn Tam Kiệt, còn lại tả hữu thờ võ tướng anh em nhà Tây Sơn. Tây Sơn điện thờ cả triều đại nhà Nguyễn Tây Sơn”. 

bạn tham khảo ạ !!!

Các lý giải này có căn nguyên của nó vì nhiều bảo tàng hiện tỏ ra yếu kém trong tổ chức, duy trì hoạt động chính cũng như các hoạt động phụ trợ góp phần làm tăng tính hấp dẫn.

Trong lịch sử phát triển văn hóa nhân loại, bảo tàng ra đời như một loại thiết chế văn hóa được hiểu một cách phổ biến là nơi lưu giữ các giá trị vật chất và tinh thần tiêu biểu thuộc về quá khứ của một lĩnh vực, một nền văn hóa cộng đồng, rộng hơn là của nhân loại. Vì thế, khi nhắc đến bảo tàng, công chúng thường nghĩ tới một địa điểm không chỉ có kiến trúc đẹp, mà còn là nơi trưng bày, đưa tới nhiều điều thú vị. Trên thế giới, bảo tàng là một loại hình văn hóa được đặc biệt chú trọng phát triển nhằm quảng bá lịch sử - văn hóa vốn là niềm tự hào của mỗi quốc gia. Có nhiều định nghĩa khác nhau về bảo tàng. Như ở Pháp, bảo tàng là cơ quan thông tin đa chức năng, trong đó chức năng thông tin là quan trọng nhất, ngoài ra, còn có chức năng giáo dục và chức năng giải trí. Với tổ chức ICOM (Hội đồng Bảo tàng quốc tế) thì bảo tàng là thiết chế tồn tại lâu dài, không vụ lợi nhằm phục vụ xã hội và sự phát triển của xã hội, mở cửa phục vụ công chúng và tiến hành nghiên cứu liên quan đến di sản của con người và môi trường chung quanh. Ở Việt Nam, theo Luật Di sản văn hóa, bảo tàng là thiết chế văn hóa có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày và giới thiệu di sản văn hóa, bằng chứng vật chất về thiên nhiên, con người, môi trường sống của con người nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa của công chúng.

Ở nước ta, hệ thống bảo tàng khá phong phú, gồm hơn 120 bảo tàng trên khắp cả nước, với khoảng sáu bảo tàng có quy mô quốc gia như Bảo tàng Lịch sử quân đội, Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam… Theo chúng tôi, cơ sở lịch sử - văn hóa Việt Nam là nền tảng vững chắc để hệ thống bảo tàng được bảo đảm về nội dung trưng bày, từ hiện vật đến sử liệu. Trên thực tế, trong những năm qua, một số bảo tàng ở Việt Nam đã có nhiều hoạt động hấp dẫn, có ý nghĩa và được đánh giá cao, điển hình là Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Đây được coi là bảo tàng duy nhất còn “sống” thật sự với các hoạt động diễn ra có tính thường xuyên, có giá trị. Bảo tàng này được trang TripAdvisor (website du lịch lớn nhất thế giới) bình chọn là một trong các bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á năm 2014 với vị trí xếp hạng 4 trong số 25 bảo tàng. Năm 2003, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cũng được vinh danh trên trang TripAdvisor với vị trí 6 trong số 25 bảo tàng, năm 2012 được nhận Chứng chỉ xuất sắc. Một vài bảo tàng khác cũng đang tích cực có các hoạt động phụ trợ song song với việc duy trì hoạt động chính là trưng bày hiện vật, như: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh…

Tuy nhiên, bên cạnh một số bảo tàng được đánh giá cao, thì hoạt động bảo tàng ở nước ta cũng chưa thật tương xứng với tiềm năng và giá trị vốn có. Về vấn đề này, PGS, TS Nguyễn Văn Huy (nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam) từng đánh giá hoạt động bảo tàng còn đơn điệu, tẻ nhạt, thiếu tính sáng tạo, thiếu sự hấp dẫn. Ý kiến này là có cơ sở, bởi ở một số nơi, đáng lẽ bảo tàng phải là nơi lưu giữ những hiện vật, những giá trị lịch sử, văn hóa, là trung tâm các hoạt động văn hóa tinh thần thì dường như lại đang bị buông bỏ? Bằng chứng là rất nhiều bảo tàng gần như chỉ dừng lại ở việc trưng bày một số hiện vật và… để đó mà không có các hoạt động khác để thu hút khách tham quan, góp phần biến bảo tàng thành một địa chỉ văn hóa hấp dẫn. Lại có bảo tàng được xây mới với số tiền lên đến hàng nghìn tỷ đồng, nhưng chất lượng hoạt động lại không tương xứng. Đã có rất nhiều bài báo nói về thực trạng hoạt động của các bảo tàng nhưng dường như chưa đủ, bởi trong quá trình phát triển của đời sống, bảo tàng lại cần những yếu tố mới để tiếp tục phát huy giá trị của một thiết chế văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần con người. Vấn đề cơ bản mà nhiều bảo tàng đang gặp phải là việc trưng bày hiện vật theo lối mòn, thiếu hấp dẫn. Số lượng hiện vật không phải thiếu nhưng tổ chức trưng bày yếu kém lại dẫn đến cảm giác thiếu hiện vật, hiện vật không phong phú, không phát huy được giá trị. Đặc biệt, điều khiến khách tham quan rất dễ chán là nhiều bảo tàng tổ chức trưng bày, giới thiệu hiện vật na ná nhau, cho nên có cảm giác bảo tàng nào cũng giống bảo tàng nào. Như tác giả Nguyễn Bỉnh Quân từng nhận xét trên một tờ báo rằng, các bảo tàng ở Việt Nam thấp về đẳng cấp, tiêu điều về nghiên cứu giáo dục, uể oải về hoạt động. Tính khoa học và nguyên bản độc đáo của việc sưu tầm hiện vật là xương sống của bảo tàng nhưng ở đó vắng bóng nhà khoa học, sinh viên, nghiên cứu sinh đến nghiên cứu. Thế nên có cảm giác một số bảo tàng được xây dựng rồi để đó mà không được quảng bá đến công chúng bởi thực tế là đã có bảo tàng mà nhiều người còn chưa được biết tên!

Có ý kiến cho rằng hệ thống bảo tàng nghèo nàn, thiếu hấp dẫn là vì kinh phí hạn hẹp. Tất nhiên, kinh phí là một yếu tố quan trọng nhưng không phải là tất cả, vì ngoài kinh phí, còn nhiều yếu tố khác, trong đó không thể không kể đến trình độ, tư duy của người làm công tác bảo tàng. Nếu coi con người là yếu tố quyết định quan trọng, thì có lẽ hoạt động bảo tàng ở Việt Nam thường yếu về tổ chức, quản lý, vận hành, làm cho thực trạng phát triển chậm hơn so với xu hướng của các bảo tàng trong khu vực và quốc tế,… Trả lời phỏng vấn trên báo chí, PGS, TS Nguyễn Duy Thiệu, Phó Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nhận định rằng, sở dĩ các bảo tàng chưa hấp dẫn du khách là do đang lạc hậu so với xu hướng chung của bảo tàng khu vực và thế giới. Sự lạc hậu thể hiện từ kiến trúc, cổ vật đến cách thức làm bảo tàng,… đều có vấn đề, và đó là vấn đề thuộc về con người. Cần lưu ý, bảo tàng muốn sống được cần duy trì song song hoạt động bảo tồn và các hoạt động phụ trợ khác. Các bảo tàng nổi tiếng trên thế giới không chỉ là nơi lưu giữ các hiện vật, tư liệu quý mà còn là các địa chỉ tham quan hấp dẫn. Ở Hàn Quốc, Nhật Bản,… nhiều bảo tàng luôn nằm trong top địa điểm du lịch hấp dẫn đối với các du khách quốc tế như: Bảo tàng Quốc gia Tokyo (Nhật Bản), Bảo tàng ARC (Hàn Quốc)… Nhìn ra các khu vực khác có Mỹ, Anh, Pháp, I-ta-li-a,… là những “cường quốc” trong lĩnh vực bảo tàng với các bảo tàng nổi tiếng bậc nhất thế giới như: Bảo tàng Louvre (Pháp), Bảo tàng Vatican (I-ta-li-a), Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan (Mỹ), Bảo tàng trung tâm J.Paul Getty (Mỹ), Bảo tàng Tate Modern (Anh)… Đơn cử Bảo tàng Louvre là một trong những bảo tàng nổi tiếng nhất thế giới, nơi trưng bày hiện vật về những nền văn minh cổ, nghệ thuật Hồi giáo, nghệ thuật châu Âu từ thế kỷ 13 cho tới giữa thế kỷ 19. Bộ sưu tập của Bảo tàng Louvre gồm hơn 380 nghìn hiện vật, nhưng chỉ có khoảng 35 nghìn hiện vật được trưng bày thường xuyên. Đặc biệt, bảo tàng này còn là địa điểm thu phí được tham quan nhiều nhất Paris, đồng thời cũng là bảo tàng thu hút nhất thế giới với hàng triệu lượt khách tham quan mỗi năm.

Hoạt động bảo tàng vận hành hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi ích cho đất nước. Trước hết, đó là địa chỉ để thế hệ đương đại tìm hiểu quá khứ dân tộc, các thành tựu chính trị - kinh tế - văn hóa - nghệ thuật cha ông đạt được, hiểu tiến trình lịch sử dân tộc từ quá khứ đến hiện tại, từ đó xác định trách nhiệm tiếp nối truyền thống. Sau đó, vừa góp phần quảng bá lịch sử, văn hóa đất nước với thế giới qua việc thu hút khách du lịch nước ngoài, thu hút các nhà nghiên cứu,… vừa mang lại nguồn lợi về kinh tế. Nhà nước ta đã đầu tư khá lớn cho việc xây dựng, củng cố, duy trì hệ thống bảo tàng trên cả nước, cho nên vấn đề là cần làm thế nào để các thiết chế văn hóa này khởi sắc. Cần chú trọng vấn đề cập nhật và bắt nhịp được xu hướng phát triển chung của các bảo tàng trong khu vực và thế giới. Bên cạnh sự đầu tư thích đáng về kinh tế, cần nâng cao trình độ, thay đổi nhận thức và phong cách làm việc của người làm công tác bảo tàng, chú trọng hoạt động truyền thông, giới thiệu về bảo tàng để thu hút khách tham quan. Và việc này liên quan tới hoạt động của ngành du lịch qua việc phối hợp với các hãng lữ hành khai thác hiệu quả tiềm năng từ du lịch, qua đó đưa bảo tàng trở thành điểm đến quen thuộc, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

  • Cám ơn
  • Báo vi phạm

  • phamhongson2022
  • 12/12/2021

Chuyến thăm quan do trường tổ chức năm vừa rồi chúng em đã được tới thăm Bảo tàng Phòng không - Không quân. Viện bảo tàng những “chiến sĩ thép” có khuôn viên rộng và đẹp nằm ngay trên con đường Trường Chinh, đường tàu bay, không mấy xa lạ với nhiều chiến sĩ lão thành.

Từ ngoài cổng, chúng em đã có thể thấy một tòa nhà rất lớn với hàng chục bậc thềm lát đá dẫn lên sảnh trưng bày hiện vật chính trong nhà. Căn bảo tàng có kiến trúc hiện đại mà cũng rất cứng cáp với những cột trụ lớn ngay phía mặt tiền, tất cả không gian đó khiến chúng em không những choáng ngợp bởi những chiến tích lịch sử oai hùng được tìm hiểu ở nơi đây mà còn thấy mình bé nhỏ trước một không gian cũng thật rộng lớn.

Bảo tàng có một không gian trưng bày ngoài sân rất rộng, đây là nơi chúng em có thể tận tay sờ vào những chiếc máy bay đã từng tung hoành trên bầu trời và làm quân xâm lược phải khiếp sợ. Từ những chiếc F11, MIC, trực thăng... cho tới những bệ pháo cao xạ... tất cả đều gợi nhớ lại một thời oanh liệt nhưng cũng rất đau thương. Em thích nhất chiếc Mic nhanh nhẹn mặc dù không đồ sộ như B52 của địch nhưng đã làm kè thù phải khiếp sợ. Mỗi chiếc máy bay đều có những câu chuyện của riêng mình, những chiến công đã được các cô các chú sĩ quan trong bảo tàng ghi lại tóm tắt trong một tấm bảng giới thiệu ngay phía bên dưới, nhưng dù có nói bao nhiêu cũng không thể đủ! Ai có thể hình dung được bộ đội ta chỉ ngồi trên mâm pháo do Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa viện trợ đã lạc hậu mà nhờ mưu trí, sáng tạo, nhạy bén đã tính toán chính xác tọa độ để bắn rơi không biết bao nhiêu máy bay tối tân của địch khiến chúng tới giờ vẫn đi tìm câu trả lời.

Qua một vòng tham quan ngoài trời, chúng em quay trở vào khu nhà lớn và được cô hướng dẫn viên đưa tới tham quan một bức tượng nữ chiến sĩ đang giương cao khẩu súng ngắm bắn máy bay giặc, em cảm thấy một không khí trang nghiêm lạ thường, chưa hết ngạc nhiên này lại tới ngạc nhiên khác, chúng em được giới thiệu những bức ảnh đen trắng ghi lại những cảnh tra tấn các chiến sĩ cách mạng của ta khi xưa, những hố bom hay những nơi chôn xác B52 của kẻ thù... Chúng em được tận mắt thấy các loại súng, vũ khí, đạn dược chiến sĩ ta từng dùng trong các trận đánh và làm nên chiến thắng. Trạm dừng chân cuối cùng là khu mô hình, chúng em được xem mô phỏng trận địa của một trận đánh, với cả sơ đồ, âm thanh và hình ảnh, tất cả như mới chỉ hôm qua vậy mà đã mấy chục năm gói lại.

Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Chỉ nghe kể qua những giờ học Lịch sử quả thực là chưa đủ, có sờ tận tay, có xem tận mắt những chiến tích đó mới thấy những con người Việt Nam anh dũng thế nào và giúp chúng em bổ sung vào bảo tàng tri thức của mình thêm nhiều trải nghiệm.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Tìm từ láy Ngoài những danh từ quen thuộc như Tết, Tết Nguyên Đán, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền…, trong tiếng Việt còn xuất hiện nhiều từ ngữ khác để chỉ về dịp lễ đầu xuân âm lịch có ý nghĩa quan trọng bậc nhất mỗi năm. Mỗi cụm danh từ này đều chuyên chở nhiều tâm tư nguyện vọng của những người trong cuộc. TẾT XƯA: thường sử dụng trong hoàn cảnh người nói (hoặc người viết) hoài niệm những vốn liếng văn hóa vàng son của truyền thống, những nét đẹp cổ truyền xuất sắc của quá khứ. Tết xưa cũng thường dùng khi chúng ta muốn bày tỏ cảm xúc tri ân, tấm lòng trân trọng, niềm mong muốn gìn giữ bảo tồn và phát triển đối với các phong tục lễ hội của các bậc tiền nhân. TẾT NAY: là khái niệm được dùng trong không khí tươi vui, mang đượm màu sắc, hơi thở của nhịp sống đương đại. Có một thực tế là, tùy thuộc vào từng cá nhân, cứ mỗi chu kỳ sau vài năm, Tết nay lại trở thành… Tết xưa trong ký ức theo dòng chảy thời gian. Thế nên, Tết nay thường cũng kèm theo đó là tâm lý tiếc nuối “Tết nay không như Tết xưa”, với tâm trạng mong ước được trở về những tháng ngày yêu thương đong đầy ấm áp cũ. TẾT QUÊ: dùng để chỉ về hình ảnh đón xuân tại nơi chôn nhau cắt rốn của mỗi người. Tương tự như khái niệm Tết xưa, Tết quê luôn gắn với cảm xúc nhớ thương da diết về những kỷ niệm hồi ức. Tết quê có thể hiểu là Tết ở các vùng làng xóm, thôn bản khi chủ thể đang sinh sống, học tập và làm việc tại các khu vực thành thị. Song đôi lúc, ngay tại các đô thị phát triển sầm uất, mô hình Tết quê vẫn được tái hiện bởi các tổ chức hoạt động văn hóa hoặc các đơn vị doanh nghiệp, nhằm phục vụ nhu cầu vui mừng đón xuân của công chúng thành thị. Ngoài ra, Tết quê còn có thể hiểu là hình ảnh Tết tại quê nhà Việt Nam nếu chủ thể đang sinh sống, học tập và làm việc ở nước ngoài. TẾT PHỐ: là hoàn cảnh đối ngược với Tết quê, dùng khi nói đến cảnh tượng đón xuân tại những nơi thành thị. Thường gắn với các hình ảnh của sự nhộn nhịp, tấp nập, lộng lẫy, diễm lệ, sang trọng, thế nên, khái niệm Tết phố không chỉ dừng lại ở việc biểu thị địa điểm đón Tết mà còn ẩn chứa các tầng nghĩa về thói quen, hành vi, tâm lý đón Tết của một nhóm người gắn bó với bối cảnh thị thành. TẾT XA NHÀ: là từ ngữ nặng trĩu tâm tư của những người con phải chịu cảnh đón chào Tết đến xuân về trong hoàn cảnh không thể trở về quê hương (có thể là cả nông thôn lẫn thành thị) hoặc không thể trở về sum họp cùng gia đình do phải trực ban ở cơ quan, nơi công tác đối với các ngành nghề đặc thù thuộc các lĩnh vực như y tế, an ninh, báo chí, buôn bán… TẾT CHẬM: là một khái niệm liên quan đến một quan niệm/ quan điểm rộng hơn: sống chậm. Theo đó, khuyến khích mỗi người từ tốn cảm nhận cảm xúc của bản thân trong từng phút giây trôi qua. Vẫn đề cao phương châm “thời gian là vàng bạc” nhưng không phải là ra sức chạy đua với thời gian để hòng tìm kiếm công danh tiền bạc, mà là làm bạn thật sự với thời gian, cùng đi tìm hiểu đến tận cùng của niềm thấu hiểu về sự sống. Vậy nên, Tết chậm được hiểu là khoảng thời gian hân thưởng những ưu đãi của thiên nhiên đất trời đương rạo rực vào xuân, thay vì phải tất bật với những trói buộc đang vây bủa lấy lấy sự ngơi nghỉ của cả thể xác lẫn tâm hồn. TẾT TRỰC TUYẾN (TẾT ONLINE): cụm danh từ được sinh ra trong bối cảnh hiện đại của thời kỳ công nghệ. Khái niệm này một mặt vinh danh các ý nghĩa tích cực của sự phát triển hiện đại hóa, song mặt khác cũng có sắc thái ám chỉ mong muốn được trở lại khoảnh khắc quây quần bên nhau và đón mừng năm mới như Tết trực tiếp truyền thống: thắm thiết và giản dị. TẾT BÌNH THƯỜNG MỚI: có lẽ là cụm danh từ đặc biệt nhất trong những từ ngữ định danh khi nhắc đến Tết. Không chỉ phản ánh lịch sử thời đại trước cơn đại dịch toàn cầu hay đơn thuần chỉ là mang ý nghĩa khẩu hiệu hô hào tuyên truyền, khái niệm Tết bình thường mới còn được dùng để thiết lập, tạo dựng một nếp sống mới, khuyến khích người dân mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội đồng sức đồng lòng chung tay trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, tất cả hướng đến mục tiêu Tết an lành, Tết không dịch bệnh.

0 lượt xem
2 đáp án
1 giờ trước