Giới thiệu bài thơ "Ngắm Trăng " của HCM

2 câu trả lời

1.Ngắm trăng là bài thơ số 21 trong tập Nhật kí trong tù. Trong tập thơ này, ánh trăng không chỉ một lần xuất hiện và cũng như những lần khác, ánh trăng trong Ngắm trăng vẫn là ánh trăng rất gợi cảm và rất trữ tình.

2.Qua sự giao hòa giữa “minh nguyệt” và “thi gia”, thấy được tình yêu thiên nhiên đầy say mê của Hồ Chí Minh. Tình yêu thiên nhiên đặt trong cảnh ngộ lao tù cho thấy phẩm chất chiến sĩ qua tư thế của người thi sĩ.

3.Tác giả đã vận dụng một cách điêu luyện, đắc địa nghệ thuật đối của thơ Đường luật.

Vọng nguyệt (hay đối nguyệt, khản minh nguyệt) là một thi đề rất phổ biến trong thơ xưa. Thi nhân xưa, gặp cảnh trăng đẹp, thường đem rượu uống trước hoa để thưởng trăng: có rượu và hoa thì sự thưởng trăng mới thật mười phần thú vị, mĩ mãn. Nói chung, người ta chỉ ngắm trăng khi thánh thơi, tàm hồn thư thái. Nhưng ở đây, Hồ Chí Minh đã ngắm trăng trong một hoàn cảnh đặc biệt, trong ngục tù! Đang là một tù nhân bị đày đọa vô vàn cực khổ. Điều kiện sinh hoạt của cái nhà tù tàn bạo dã man mà tù nhân phải sống cuộc sống “khác loài người làm sao phù hợp với việc thưởng nguyệt! Làm sao có rượu và hoa đế thưởng trăng? Không thế cho rằng câu thơ này mang ý nghĩa phê phán (vì chắng có nhà tù nào là “nhân đạo” đến nỗi mỗi kỳ trăng sáng lại đem rượu và hoa đến cho tù nhân ngắm trăng!). Chi có thế hiểu rằng, trước cảnh đêm trăng quá đẹp, Hồ Chí Minh bỗng khao khát được thưởng trăng một cách trọn vẹn và lấy làm tiếc không cỏ rượu và bởi những gách nặng về vật chất, tâm hồn vẫn tự do, vẫn ung dung, vẫn thèm được tận hưởng cảnh trăng đẹp.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
2 đáp án
3 giờ trước