Giải thích tại sao câu thành ngữ " Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống' không còn phù hợp
1 câu trả lời
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống' không còn phù hợp
nên đổi lại thành “Nhất giống, nhì cần, tam phân, tứ nước”.
“Nhất giống” vì giống quyết định “số phận” người dân. Giống mà không tốt, không đúng, không sạch sẽ cho ra kết quả khác nhau từ chất lượng đến năng suất, mẫu mã. Vì vậy, việc chọn giống phải đứng hàng đầu. Các giống cây ngắn ngày như rau, củ… chỉ vài tuần hoặc cả tháng thu hoạch, nếu không đạt người dân sẽ có quyết định cho niên vụ sau còn nếu cây ăn trái lâu năm không cẩn trọng sạt nghiệp là chắc chắn, ngay cây bắp thời gian ngắn mà chọn không đúng thì nông dân vẫn khó sống.
Hiện tại ở Việt Nam, ngoài những giống truyền thống chúng ta còn có các giống ngoại nhập mà các giống này đang lấn át thị phần giống truyền thống của chúng ta, nếu ta quản lý không tốt chẳng những chúng ta không cạnh tranh được với các nước mà còn làm mất đi những giống quý của mình.
“Nhì cần”, xưa nói cần là con người, sức lao động để chăm sóc, làm cỏ, bón phân, thăm ruộng thăm vườn phát hiện sâu bệnh, nhưng ngày nay máy móc đã thay thế phần lớn công việc này do đó cái cần hiện nay cần xem đủ nước đủ phân chưa còn đối với những người trồng cây ăn trái đòi hỏi còn lớn hơn vì còn phải thường xuyên tỉa cành tỉa trái.
“Tam phân”, đất dù có tốt đến đâu khi trồng cây một hai vụ đất không còn độ phì như xưa nữa nên việc bón phân cung cấp cho cây trồng là không thể bỏ qua, trước đây ta chỉ biết phân chuồng, phân tro, nhày nay ngành công nghiệp phân bón đã giúp chúng ta có rất rất nhiều loại phân. Hiện tại mỗi loại cây trồng khác nhau đòi hỏi lượng chất dinh dưỡng cũng khác nhau nên nhà sản xuất cũng đưa ra nhiều loại phân bón khác nhau trên thị trường. Thành phần đa lượng như: Nitơ (N), Lân (P), Kali (K); trung lượng như: Mangan (Mn), Boron (Bo), Canxi (Ca), Magie (Mg), Silic (Si), Lưu huỳnh (S)…; vi lượng như: Kẽm (Z), Sắt (Fe), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Molipden (Mo),… Tùy theo nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng trong quá trình phát triển mà người nông dân có thể chọn lựa các loại phân có công thức khác nhau. Ví dụ: Đất thiếu lân (phốt pho) thì người dân phải lựa loại phân có chỉ số thứ 2 (P) cao hơn. Trrường hợp này phải dùng NPK 12-24-12 hay 20-30-20. Ngoài ra, tùy loại thổ nhưỡng hay cây trồng mà phải bổ sung thêm trung lượng và vi lượng khác.
Như vậy” tam phân” ta không cần lo nữa chỉ cần xác định bón đủ, bón đúng cho cây là thành công rồi.
Bón đủ cho cây là tùy theo tuổi cây, loại cây nên bón bao nhiêu phân trong một gốc hay trên một hecta để phân không thừa, không thiếu.
Bón đúng là thời điểm nào nên bón loại phân nào, trước ra hoa, sau đậu trái, sau thu hoạch.
“Tứ nước” ngày xưa trồng cây nhờ trời nên việc coi trọng nước là hàng đầu, ngày nay mạng lưới thủy lợi đều khắp.Hiện tại nhiều nơi áp dụng phương pháp tưới tiên tiến như tưới phun, nhỏ giọt…nước rất cần cho cây trồng nhưng giờ này không còn là vấn đề cấp bách nữa, không khó cho người nông dân.