Giải thích sự phân bố công nghiệp năng lượng nước ta

2 câu trả lời

 Công nghiệp năng lượngCông nghiệp khai thác than– Than atraxit tập trung ở Quảng Ninh vs trữ lượng 3 tỉ tấn, than mỡ ở Tây Nguyên, than nâu ĐBSH, than bùn Cà Mau– Được khai thác dưới hình thức lộ thiên và hầm mỏ.
– Giá trị than: Nguyên liệu nhiệt điện, xuất khẩu, luyện kim, dược-hoá phẩm, hoá chất
Công nghiệp khai thác dầu khí – Tập trung ở các bể trầm tích ngoài thềm lục địa: S.Hồng, Trung Bộ, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu-Mã Lai,… với trữ lượng vài tỉ tấn dầu, hàng trăm tỉ m3 khí
– (Dựa vào Atlat chém tình hình khai thác dầu)
– Giá trị: Khí đốt đưa vào phục vụ các ngành CN điện lực, sản xuất phân bón nhà máy nhiệt điện và sản xuất phân đạm Phú Mỹ, Cà Mau
Công nghiệp điện lực -Sản lượng điện tăng rất nhanh, từ 2000 trở về trước chủ yếu 60% là thuỷ điện, từ 2005 trở về sau thì 60% là nhiệt điện
– Thuỷ điện: Sơn La (2400MW), Hoà Bình (1920MW),… Yaly(700MW)
– Nhiệt điện: + Than đá: Phả Lại 1 và 2 (trên 1000MW)
+ Khí điện đạm: Phú Mỹ 1,2,3,4 (4100MW), Cà Mau 1,2 (1500MW)

Mình gửi ạ:33

↓↓↓

- Ngành công nghiệp năng lượng phân bố không đều, những vùng có công nghiệp năng lượng phát triển mạnh như Trung du và miền Bắc Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên.

- Công nghiệp khai thác nhiên liệu gắn liền với sự phân bố các mỏ khoáng sản. Do đó, công nghiệp khai thác than tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ, công nghiệp khai thác dầu khí tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ.

- Các nhà máy nhiệt điện phân bố chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên, vì đây là các vùng có tiềm năng thủy điện lớn.

- Các nhà máy nhiệt điện phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu là than, dầu mỏ, khí tự nhiên nên được phân bố tập trung ở vùng Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng (dựa vào than ở Quảng Ninh), Đông Nam Bộ và đang phát triển nhanh ở Đồng bằng sông Cửu Long (dựa vào dầu khí).