Giải thích đặc điểm chính của các cấp tổ chức sống?
2 câu trả lời
Đáp án:
1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên. Tổ chức sống cấp cao hơn không chỉ có các đặc điểm của tổ chức sống cấp thấp hơn mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức sống cấp thấp hơn không có được. Những đặc tính nổi trội ở mỗi cấp tổ chức được hình thành do sự tương tác giữa các bộ phận cấu thành.
Ví dụ: từng tế bào thần kinh chỉ có khả năng dẫn truyền xung thần kinh, nhưng tập hợp của khoảng 1012 tế bào thần kinh tạo nên bộ não của con người với khoảng 1015 đường liên hệ giữa chúng, đã cho con người có được trí thông minh và trạng thái tình cảm mà ở mức độ từng tế bào không thể có được.
2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh
Sinh vật ở mọi cấp tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường. Do đó, sinh vật không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.
Mọi cấp tổ chức sống từ thấp đến cao của thế giới sống đều có các cơ chế tự điều chỉnh đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng động trong hệ thống, giúp tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển.
Ví dụ : nồng độ các chất trong cơ thể người luôn luôn được duy trì ở một mức độ nhất định, khi xảy ra mất cân bằng sẽ có các cơ chế điều hòa để đưa về trạng thái bình thường. Nếu cơ thể không còn khả năng tự điều hòa thì cơ thể sẽ phát sinh bệnh và có thể dẫn đến tử vong.
3. Thế giới sống liên tục tiến hóa
Thế giới sinh vật liên tục sinh sôi nảy nở và không ngừng tiến hóa. Sự sống được tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thông tin trên ADN từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhờ được kế thừa thông tin di truyền từ những sinh vật tổ tiên ban đầu nên các sinh vật trên Trái Đất đều có những đặc điểm chung.
Tuy nhiên, sinh vật luôn có những cơ chế phát sinh các biến dị di truyền và sự thay đổi không ngừng của điều kiện ngoại cảnh luôn chọn lọc, giữ lại các dạng sống thích nghi với môi trường khác nhau.
Vì thế, mặc dù có chung một nguồn gốc nhưng các sinh vật luôn luôn tiến hóa tạo nên một thế giới Sống vô cùng đa dạng và phong phú.
Mình làm rùi nha!
1/Tổ chức sống cấu tạo theo nguyên tắc thứ bậc :
+Tổ chức bậc thấp là cơ sở hình thành tổ chức bậc cao hơn
Ví dụ : tế bào cấu tạo nên cơ quan, có quan tạo nên hệ cơ quan , nhiều hệ cơ quan tạo cơ thể hoàn chỉnh
+Đặc tính nổi trội: Tổ chức sống bậc cao có những đặc điểm của tổ chức sống bậc thấp hơn và có những đặc điểm nổi trội mà tổ chức bậc thấp không có
Ví dụ:
+ Não được cấu tạo từ các tế bào thần kinh . Tế bào thần kinh chỉ có khả năng dẫn truyền xung thần kinh . Tuy nhiên khi tập hợp chứng lại tạo thành hệ thần kinh cùng với các đường dẫn truyền làm cho hệ thần kinh phát triển : con người có tiếng nói ,chữ viết , tw duy logic mà ở mức độ từng tế bào không thể có được.
+ Tim được cấu tạo từ các sợi cơ tim , các cơ tim có tính chất co dãn , tuy nhiên cần phải tập hợp nhiều tế bào cơ tim mới tạo nên tim hoàn chỉnh cùng hệ thần kinh tự động của tim mà tim có khả năng co bóp tự động mà 1 tế bào cơ không có khả năng
2/Hệ thống mở được hiểu là trong hệ thống đó sinh vật ở mọi tổ chức đều trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường , sinh vật chịu sự tác động của môi trường đồng thời sinh vật còn góp phần làm biến đổi môi trường.
-Ví dụ hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới là một hệ thống mở , các sinh vật trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường như cây xanh quang hợp thải oxy ra môi trường , đồng thời lấy năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp chất hữu c
+Tự điều chỉnh là cơ chế mà mọi cấp độ tổ chức từ sống từ thấp đến cao đều có nhằm duy trì và điều hòa sự cân bằng trong hệ thống .
-Ví dụ : Trong 1 quần thể khi mật độ loài quá đông, môi trường chặt hepj , nguồn thức ăn cạn kiệt thì quần thể đó điều chỉnh bằng cách giảm số lượng cá thể để phù hợp sức chứa môi trường
3/ Thế giới sống không ngừng tiến hóa :
Ví dụ : vượn và người có chung nguồn gốc nhưng sau lại phát triển thành 2 loài khác nhau