Giải thích câu tục ngữ " Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng."
2 câu trả lời
*Bài làm tham khảo>
Ca dao, tục ngữ Việt Nam rất giàu đẹp và mang nhiều tầng lớp ý nghĩa khác nhau, Cũng vì thế, mà tục ngữ được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Nó đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau. Câu tục ngữ: ''Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng'' của nhân dân ra thời xưa đã đưa ra lời khuyển về chuyện là những thứu xung quanh cũng ảnh sẽ ảnh hưởng dến phẩm chất và cuộc sống của ta.
Với câu tục ngữ: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng'' đã được đúc kết từ những kinh nghiệm thời xưa của ông cha ta. ''Mực'' là một loại mực tàu được viết ra từ ngòi bút, nó thường có màu đen vì ngày xưa vẫn chưa chế ra nhiều loại mực khác nhau. Còn ''đèn'' là thứ có thể phát ra ánh sáng để giúp mọi người nhìn thấy những thứ xung quanh khi không có mặt trời hoặc nơi bóng tối. Tuy nhiên, nghĩa và nội dung của câu tục ngữ không chỉ đơn giản là như thế mà nó rất sâu xa về vấn đề được quan tâm.
Câu tục ngữ này được nhiều người biết đến với ý nghĩa là muốn đưa ra lời khuyên cho chúnh ta. Một lời khuyên vô cùng chính xác và tấm đắc. Nội dung câu ngụ ý về phẩm chất và đạo đức của chúng ta sẽ càng hoàn hảo nếu ở gần những thứ tốt đẹp, những con người nhân hậu. Và ngược lại, nếu xung quanh ta chỉ toàn điều ác và những người xấu xa thì tự thâm tâm ta cũng sẽ bị ảnh hưởng. Con người thường có thói quen học hỏi theo những gì mà ta thấy và biết vì họ ít quan tâm đến việc làm đó là đúng hay sai, thiện hay ác. Nhưng các bạn cần ý thức hơn về những việc mình thấy, xem nó có nên làm theo hay không.
Chúng ta thường thấy thời xưa các vị quan lại trong triều đình cũng như các làng, xã thường bị mua chuộc bởi đồng tiền rồi xét xử sai cho người nghèo, người vô tội. Rồi các người quan lại khác cũng thấy làm như vậy sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bản thân, những suy nghĩ ích kỉ đã chi phối đạo đức của họ rồi lại làm theo mà không nghĩ rằng sẽ gây hại những người xung quanh, thân thiện khác. Đó là những dẫn chứng rất cụ thể cho câu tục ngữ: ''Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng''. Ngày nay, những hiện tượng này vẫn còn những đã được hạn chế nhiều.
Nói tóm lại, câu tục ngữ đã giúp chúng ta biết thêm về môi trường sống, những người gân gũi, những việc làm xung quanh cũng sẽ ảnh hưởng quan trọng đến cuộc sống lẫn tinh thần của chúng ta. Từ đó, câu tục ngữ giúp mọi người rút ra được những kinh nghiệm quý báu.
Gần mực thì đen gần đèn thì sáng là câu tục ngữ mà cha ông ta đã để lại để khuyên chúng ta rằng môi trường sống góp phần rất quan trọng trong việc tạo nên nhân cách của một con người.
Chúng ta cùng tìm hiểu tìm hiểu thế thế nào là "mực" và thế nào là "đèn" nhé! Mực là thứ màu đen, khi chạm vào sẽ bị dính bẩn khó để tẩy rửa còn đèn là một vậy tỏa sáng, giúp soi sáng đường đi và là một công cụ hữu ích cho đời sống. Nếu như chúng ta nghĩ xa hơn sâu hơn thì mực ở đây là từ dùng để chỉ những điều xấu xa và tiêu cực, những việc làm sai trái sai với pháp luật. Còn đèn là chỉ những diều tốt đẹp nhất, trong sáng và tốt lành nhất. Vậy nên cha ông ta đã có ý khuyên bảo rằng nếu chúng ta chơi với người xấu sẽ ảnh hưởng đến chính bản thân chúng ta, gây ra những hậu quả và nhất là nhiễm những thói hư tật xấu mà bản thân mình không nên làm. Còn ngược lại nếu chúng ta chơi với những người tốt thì sẽ giúp chúng ta tốt hơn, và chúng ta có thể vui chơi học hỏi những việc làm đúng đắn ấy từ đó phát triển độ văn hóa của bản thân mình.
Như chúng ta biết ở mục đầu tôi cũng đã nói rằng môi trường học tập và môi trường sống của chúng ta là cơ sở để hình thàn nên thành nhân cách của mỗi người. Nó có sức ảnh cực kì hưởng lớn đối với chính con người của họ. Họ tốt hay xấu là phải tùy thuộc vào môi trường đó. Có được giáo dục, vui chơi lành mạnh, hay là nơi chơi bời bỏ bê việc học... Đặc biệt là đối với các em học sinh thì tâm hồn học sinh nó như tờ giấy trắng nếu học sinh đó được sống trong một môi trường có giáo dục đầy đủ, có môi trường để rèn luyện,.. Và sống trên đời thì sẽ có thử thách những chúng ta chưa có vững kiến thức để phân biệt được đâu đúng đâu sai thì rất đễ bị bọn người xấu lợi dụng và gây ra hậu quả khôn lường về sau. Thậm chí chính bản thân mình sẽ đi trên con đường sa trái "Tệ nạn xã hội". Nhiều người biết đó là việc làm sai trái vậy tại sao họ vẫn cứ làm? Là vì họ nhìn về một phía cạnh nào đó thấy bạn thân mình chỉ làm sai một ít nên không đáng lo ngại vì ngoài kia có nhiều người làm sai nhiều hơn… Vậy thử hỏi cái xã hộ này ai cũng làm sai thì có còn trật tự nữa hay không? Và đã bao giờ tự cảm nhận thái độ và suy nghĩ của những người bị hại hay chưa? Làm sai thì phải biết đường sửa thế mới là một con người tốt.
Qua đó chúng ta đã khẳng định được rằng môi trường sống góp phần rất quàn trọng trong đời sống hằng ngày của mỗi chúng ta. Và từ đó chúng ta phải biết chọn nơi mà chơi, phù hợp với bản thân mình. Và việc học tập cũng vậy hãy nên học những điều tốt đẹp của người ta và chừa những điều xấu lại. Và hãy sửa cho người đó để môi trường ở đó luôn tốt đẹp.
Từ câu tục ngữ “Gần mựu thì đen gần đèn thì sáng” đã giúp chúng ta hiểu thêm được nhiều điều trong cuộc sống. Phải biết học hỏi bạn bè một cách chọn lọc. Tránh xa những cái xấu và luyên rèn luyện cho bản thân những đức tính tốt.