Giải thích câu "Cầm cân nảy mực" nha( viết giả thích từ 10 đến 15 dòng vở ô ly ) giúp mình nha
2 câu trả lời
Người có trách nhiệm và nghĩa vụ đảm bảo sự đúng đắn, công bằng thì gọi là người “cầm cân nảy mực”, nghĩa gốc của từ này xuất phát từ đâu?Nghĩa của từ "cầm cân nảy mực" gần như ai cũng hiểu, nó bắt nguồn từ công việc quen thuộc của mấy bác phó mộc. Khi xẻ gỗ ra thành lát để gia công theo ý muốn, bác thợ cả phải dùng một cuộn dây tẩm mực tàu căng dài theo thân cây gỗ lớn. Một đầu dây bác giữ, đầu kia có thể do một thợ khác cầm hoặc được buộc vào một quả kim loại (như quả cân) cố định ở vị trí cần thiết. Sau khi ướm đúng cữ gỗ, bác cả liền cầm dây bật cho nảy lên nảy xuống đôi lần, để mực ăn vào mặt gỗ. Cánh thợ xẻ coi đó là chuẩn mực, cứ thế đặt cưa vào rồi “kéo cưa lừa xẻ”. Hết cây gỗ này đến cây gỗ khác đều được pha thành nhiều tấm dày mỏng ngon lành nhờ sự nảy mực chính xác của bác cả tài ba.
cầm cân” là cầm vật nặng cố định đầu dây có thấm mực tàu, “nảy mực” là nảy sợi dây lên xuống cho mực ăn dính vào đoạn gỗ cần cắt, tạo thành đường định vị cho bác cả. Người thực thi công lý cũng phải biết xử sự thận trọng, đưa ra những phán quyết chính xác nhằm mang lại lợi ích cho dân, điều này cũng cần sự khéo léo, tỉ mỉ không khác gì thợ mộc đánh dấu phần cần cắt. Người ta ví việc phân xử với “cầm cân nảy mực” cũng là vì vậy.