GIÁ NGƯỜI Giá người là một vật kiếm được bởi sự coi trọng người khác. Phàm người ai cũng thích có giá; mà nói chung ai cũng có lúc được có giá. Giá người, ai cũng có: mà rộng hay hẹp, lâu hay ngắn, thì đó là chỗ người ta hơn kém nhau. Trong nhà người ốm thì ông thầy thuốc có giá; trong đám hội chùa thì ông sư có giá; trong bàn xóc đĩa thì ông mở bát có giá; trong đám mổ lợn thì ông cầm dao bầu có giá; sóng to sóng cả khách lạ trời chiều, bến vắng đò thưa, một chiếc thuyền nan thì cô lại có giá. Đình đám ai giá người ấy, giá ai đình đám ấy. Giá ông mở bát thì trong bàn xóc đĩa; ngoài bàn xóc đĩa thì ông mở bát không có giá. Xóc đĩa tan bàn thì hết giá ông mở bát. Giá ông cầm dao bầu, chỉ trong đám mổ lợn; ngoài đám mổ lợn ông dao bầu không có giá. Thịt lợn đã lên đĩa, cũng hết giá ông dao bầu. Mấy cái kia đại khái cũng như thế. Dẫu rộng, hẹp, lâu, chóng, hoặc có hơn kém nhau ít nhiều nhưng từ người quân tử coi xem, chỉ như thanh đóm ướt tẩm dầu tây, sáng không được bao nhiêu mà thì giờ rất ngắn ngủi. Ông Mạnh Tử thưa vua Tề Tuyên có nói rằng “Xin vua đường thích cái sự mạnh bạo nhỏ”. Ta cũng muốn người đời đừng thích cái giá nhỏ. (Theo Tản Đà - SGK Ngữ Văn 11 Nâng cao, tập 2, Tr74, NXBGD) Câu 1: Chỉ ra phong cách ngôn ngữ chính của văn bản trên? Câu 2: Tác giả so sánh điều gì với hình ảnh: “như thanh đóm ướt tẩm dầu tây, sáng không được bao nhiêu mà thì giờ rất ngắn ngủi”? Câu 3: Qua phần lấy ví dụ minh chứng, Tản Đà muốn nói điều gì? Câu 4: Anh/chị hiểu như thế nào về lời khuyên của Mạnh Tử đối với vua Tề Tuyên? Phần II. Làm văn (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Anh/chị sẽ làm gì để khẳng định “giá người” của bản thân? Hãy viết trong 1 đoạn văn nghị luận ngắn khoảng 200 từ. Xem thêm tại: https://doctailieu.com/de-thi-thu-thptqg-2020-mon-van-lan-1-ninh-binh-h1993

1 câu trả lời

I, Đọc hiểu

Câu 1: 

- Phong cách ngôn ngữ chính: Sinh hoạt

Câu 2:

- Tác giả so sánh người quân tử với hình ảnh: “như thanh đóm ướt tẩm dầu tây, sáng không được bao nhiêu mà thì giờ rất ngắn ngủi”.

Câu 3:

- Qua phần lấy ví dụ minh chứng, Tản Đà muốn nói đừng bao giờ thích cái mạnh bạo nhỏ, đừng bao giờ thích cái của người khác hay muốn làm sao cho giống người khác. Hãy tìm ra cái điểm riêng của bản thân mình, từ đó giá trị của bản thân sẽ được nâng cao.

Câu 4:

- Lời khuyên của Mạnh Tử đối vua Tề Tuyên là vô cùng hữu ích.

- Chúng ta đừng bao giờ thích "cái giá nhỏ". Hãy thích "cái giá lớn". Nhưng thích thôi chưa đủ. Phải biến cái "thích" ấy thành hành động cụ thể, thành cái riêng biệt của ta.

- Đừng để cái ước muốn, ham muốn của mình mãi mãi chỉ là ước mơ.

- Cũng đừng để bản thân mình không có giá trị lớn lao, cao cả, vĩ đại trong mắt người khác.

II, Làm văn

Qua phần đọc hiểu, tôi có rất nhiều suy nghĩ về "giá người". Trước hết ta cần hiểu "giá người" có nghĩa là gì? Đó là cách nói ẩn dụ nhằm chỉ giá trị của mỗi con người. Ai ai cũng mong ước mình được đánh giá cao, có giá trị trong mắt của người khác. Nhưng để làm được điều đó thật không phải điều dễ dàng. Thực tế trong cuộc sống cho thấy có rất nhiều người đã khẳng định được cái riêng biệt, thành tích lớn lao cho bản thân. Như họa sĩ Vanhxi, nhờ kiên trì bền bỉ mà ông đã trở thành một nhà điêu khắc, hội họa tài ba. Danh tiếng lẫy lừng khắp châu lục. Thật vậy, để mình có "giá", tôi phải không ngừng nỗ lực, chăm chỉ và dám thử thách bản thân. Hơn thế nữa, tôi không được thấy sóng cả là ngã tay chèo. Đừng như một bộ phận thanh niên ở ngoài kia, không được mọi người coi trọng và chẳng có "giá" gì trong xã hội. Bởi lẽ đó, mỗi người hãy có những việc làm thiết thực, hành động và cống hiến để biến mình trở thành người "có giá".

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Giúp em với ạ!

Câu 1: Nội dung nào của Hiệp định Giơnevơ ghi nhận tư cách của Việt Nam như là thành viên của Liên hợp quốc?

A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

B. Thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

C. Thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

D. Thành lập khu phi quân sự hai bên giới tuyến của vĩ tuyến 17.

Câu 2: Điểm chung trong kế hoạch Rơve (1949) và kế hoạch Nava (1953) là?

A. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

B. bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra.

C. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.

D. phô trương tiềm lực và sức mạnh của Pháp.

Câu 3: Nguyên nhân khách quan tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là

A. Nhật đầu hàng đồng minh.

B. Đồng minh vào Đông Dương.

C. Liên Xô tấn công Pháp.

D. Đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương.

Câu 4: Lí do cơ bản dẫn đến tình trạng chia cắt đất nước Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 là

A. hai miền có sự khác biệt về kinh tế, xã hội.

B. Pháp, Mĩ không chịu thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.

C. mâu thuẫn về quyền lợi của các cường quốc trên lãnh thổ Việt Nam.

D. Pháp không thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Câu 5: Sau Hiệp định Giơnevơ, đất nước ta lại bị chia cắt là do

A. âm mưu phá hoại Hiệp định của Pháp.

B. Mĩ biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.

C. những quy định của Hiệp định Giơ ne vơ.

D. sự can thiệp của quốc tế.

6 lượt xem
1 đáp án
19 giờ trước