Gia đình anh A, anh C và chị D cùng sinh sống tại địa phương X. Anh A đề nghị và được anh C đồng ý sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của anh C để khám bệnh. Khi chị D đe dọa tố cáo sự việc trên, anh A đã ném chất thải làm bẩn tường nhà chị D. Không những thế vợ anh A là chị B còn đến trụ sở cơ quan nơi chị D công tác gây rối nên bị cơ quan chức năng lập biên bản xử phạt. a. Trong tình huống trên, anh A, anh C và chị B cùng vi phạm pháp luật loại nào? Chi rõ tùng hành vi vi phạm của những người đó. b. Em đã dựa trên những dấu hiệu nào để xác định hành vi của những nhân vật trên là hành vi vi phạm pháp luật? Mn giúp mình với ạ! Mình cảm ơn...

2 câu trả lời

Trả lời 

a,Vi phạm :

× Anh A ném chất bẩn vào tường nhà chj D :

|Đổ, ném chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác...thì sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi nêu trên.|

× Anh A và anh C dùng chung thẻ bảo hiểm y tế :

|Tại Điều 84 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế đã quy định, hành vi cho người khác mượn thẻ Bảo hiểm Y tế (BHYT) hoặc sử dụng thẻ BHYT của người khác trong khám chữa bệnh sẽ bị phạt tiền theo một trong các mức sau đây: Từ 1-2 triệu đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ BHYT; từ 3-5 triệu đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ BHYT.Cùng với quy định về xử lý hành chính, theo Bộ luật Hình sự, nếu số tiền chiếm đoạt lớn hoặc có tính chất chuyên nghiệp cũng như dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt trong việc mượn và cho mượn thẻ BHYT thì người vi phạm sẽ phải đối diện với việc bị xử lý hình sự. Cụ thể, Điều 215 Bộ luật Hình sự về tội “gian lận BHYT” cùng với Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã hướng dẫn hành vi “giả mạo thẻ BHYT của người khác để hưởng chế độ BHYT trái quy định” là vi phạm pháp luật. Tùy theo mức độ phạm tội, người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

×Vợ chồng AB gây rối nơi chj D làm việc :

|Có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chỉ bị cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.|

× Hành vi thứ nhất : Ném chất bẩn vào nhà người khác

+Hành vi thứ hai : Dùng chung thẻ BHYT

+Hành vi thứ ba :Gây rối người khác 

⇔Cả ba hành vi trên đều bị phạt tiền hoặc bị bỏ tù.

b)Em dựa vào :

1.Hành vi ném chất thải vào tường nhà người khác của anh A.

2.Hành vi dùng chung thẻ BHYT của anh A và anh C

3.Hành vi gây rối của vợ chồng AB

                             

Gửi bạn

Xin câu trả lời hay nhất

#Nhyyy

a) Trong tình  huống trên anh A, anh C và chị B cùng vi phạm pháp luật 

- Ném chất bẩn vào người khác:

+Sẽ bị phạt tiền từ 1-2 triệu đồng và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu

- Gây rối người khác:

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

+ Hành vi 1:  ném chất bẩn vào nhà người khác

+ Hành vi 2: gây rối người khác 

=> 2 hành vi trên có thể ở tù hoặc bị phạt tiền.

b) - Em dựa trên các dấu hiệu:

+ Gây rối người khác .              

+ Ném chất bẩn vào nhà người khác.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân có đoạn: …Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không. Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được… Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con… May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được ? Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới” : - Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng… Tràng thở đánh phào một cái (…) Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời: - Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời ? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau”. Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đưa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?... (Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2013,tr 28-29) Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên. Từ đó, rút ra nhận xét tấm lòng của nhà văn Kim Lân dành cho người nông dân.

0 lượt xem
1 đáp án
48 phút trước