gấp ạ TvT chiều mình làm rồi nhưng giờ không biết phải làm như nào thuyết minh chiếc máy bán khẩu trang tự động

2 câu trả lời

Theo nhóm sinh viên, bên cạnh việc đeo khẩu trang thì rửa tay sát khuẩn tại các trường học được xem là một trong những yêu cầu tối thiểu đối với học sinh trong việc phòng, chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, cái khó của nhiều trường hiện nay đang gặp phải đó là cần một thiết bị rửa tay thông minh, nhanh, gọn và tiện lợi, bởi đa phần các trường chỉ trang bị nước rửa tay dạng gel. Qua quá trình khảo sát, thấy được nhu cầu bức thiết đó, nhóm sinh viên Khoa Kỹ thuật công nghệ của Trường Đại học Tiền Giang đã sáng chế ra máy rửa tay sát khuẩn tự động.

Để thiết kế nên một sản phẩm thành phẩm thì nguyên liệu đầu vào được xem là yếu tố vô cùng quan trọng. Với chiếc máy rửa tay sát khuẩn tự động đòi hỏi việc lựa chọn các linh kiện điện tử phải thật sự chuẩn sát, tỉ mỉ đến từng chi tiết. Dưới sự hướng dẫn của các thầy, cô trong khoa, qua nhiều lần thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã xác định máy được cấu tạo ở 04 bộ phận chính, gồm: Cảm biến; mạch điều khiển; hệ thống bơm truyền dẫn dung dịch, bình chứa cồn và vỏ hộp thiết bị.

Với máy rửa tay sát khuẩn tự động, người dùng sẽ sử dụng vô cùng tiện lợi so với các chai dung dịch dạng gel. Theo đó, cơ chế hoạt động của máy cũng rất đơn giản, dễ sử dụng. Khi người dùng có nhu cầu rửa tay sát khuẩn chỉ cần bước đến trước máy đưa tay vào hệ thống, máy sẽ tự động phun sương dung dịch lên tay và khoảng từ 03 - 05 giây sẽ thực hiện xong việc sát khuẩn.

Theo nhóm nghiên cứu, với đặc tính nhỏ gọn, máy rửa tay sát khuẩn tự động bước đầu đã nhận được sự đánh giá cao của các thầy, cô trong khoa về hiệu quả cũng như tính năng của máy. Hiện máy sát khuẩn trên thị trường có giá gần 01 triệu đồng. Một ưu điểm nổi bật của máy rửa tay sát khuẩn là giúp người dùng tiết kiệm được thời gian, hạn chế việc lây nhiễm dịch bệnh khi người dùng không tiếp xúc vào thiết bị và có thể sử dụng rộng rãi trong mọi môi trường.

Thầy Trần Quốc Cường, Trưởng bộ môn Điện - Điện tử, Khoa Kỹ thuật công nghệ Trường Đại học Tiền Giang cho biết: Sản phẩm máy rửa tay sát khuẩn là kết quả làm việc đầy nỗ lực của tập thể  nhóm sinh viên thực hiện. Tuy còn một vài chỗ cần phải đầu tư nghiên cứu, cải tiến thêm, thế nhưng bước đầu cho thấy máy có thể vận hành và sử dụng tốt. Trong thời gian tới, nhóm sẽ tiến hành cải tiến và làm thêm nhiều máy hơn nữa gửi tặng các trường học để học sinh có thể rửa tay sát khuẩn một cách an toàn.

Đây nha bạn:

Thế giới đang bị bao vây bởi những con vius corona, điều chúng ta lưu ý đó chính là tính mạng và sức khỏe. Mọi người đều rất cần những chiếc khẩu trang để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình. Vậy khẩu trang là gì và nó như thế nào mà giúp ích cho con người như vậy?

Khẩu trang y tế hay còn gọi là khẩu trang là một loại mặt nạ bảo vệ được sử dụng để bịt vùng mặt (thường là mũi, miệng) để ngăn ngừa bảo vệ người đeo khỏi bị lây nhiễm các loại vi khuẩn, dịch bệnh, bụi bặm thông qua đường hô hấp. Khẩu trang y tế được sử dụng nhiều trong các cơ sở y tế, cung cấp cho các bác sĩ, y tá, điều dưỡng viên, giám định pháp y... đặc biệt là những người làm công việc phẫu thuật, mổ xẻ.

Khẩu trang y tế được cấu tạo bởi nhiều lớp vải để khử khuẩn, khử độc và lọc các chất bụi bẩn và mùi từ bên ngoài. Đối với khẩu trang hoạt tính lại chia làm hai loại: Loại có lớp vải dệt sợi hoạt tính, may liền. Loại có tấm ép than hoạt tính đặt ở giữa 2 lớp vải. Khẩu trang than hoạt tính kháng khuẩn bốn lớp. Các loại khẩu trang y tế khác điển hình là ba lớp. Khẩu trang có 3 lớp, được thiết kế đặc biệt để tránh được gần 90% bụi đường và khí độc hại, bao gồm: Lớp ngoài cùng là màng Polype, Lớp lưới mềm bên trong được làm từ Polyeste tạo độ thoáng và bảo vệ da mặt, Lớp chính giữa cấu tạo từ nhiều lớp giấy dai, mềm có tính năng hút ẩm, khiến bề mặt luôn luôn khô thoáng. Loại giấy này được làm chủ yếu từ bột giấy với than hoạt tính trộn vào nhau, dẻo dai, bền chắc, mịn màng.

Khẩu trang có ba tác dụng chính là ngăn bụi, ngăn hóa chất (kể cả khói xe) và ngăn vi sinh vật. Khẩu trang ngăn vi sinh vật phải được sản xuất bằng những nguyên liệu và công nghệ đặc biệi. Một trong những biện pháp hiệu quả và đơn giản để phòng dịch cúm là dùng khẩu trang vừa có tác dụng che bụi vừa có tác dụng ngăn ngừa lây nhiễm bệnh cúm.

Giữa “tâm bão” dịch bệnh COVID-19, giá khẩu trang và các thiết bị phòng ngừa cũng bị thao túng, đẩy lên cao, bán tràn lan ngoài thị trường. Nhân cơ hội khẩu trang y tế bán chạy, một số người còn mua nguyên thùng đem ra lề đường bán với nhiều mức giá. Vì nhu cầu quá lớn, chất lượng khẩu trang không được kiểm soát, nhiều nhà kinh doanh đã nhập các loại khẩu trang kém chất lượng tung ra thị trường.

Do đó, để mua được chiếc khẩu trang đạt chất lượng, bạn cần chú ý những điều sau: Mua khẩu trang tại nhà thuốc hoặc tạp hóa lớn để đảm bảo nguồn gốc. Không nên mua sản phẩm được bày bán ở dọc vỉa hè. Quá trình sản xuất khẩu trang rất nghiêm ngặt. Do đó, khi mua bạn nên kiểm tra kỹ những thông tin được in trên hộp đựng bao gồm nhãn hiệu, nơi sản xuất, thành phần, hạn sử dụng. Khẩu trang y tế hợp chuẩn là loại còn hạn sử dụng, có đầy đủ xuất xứ và ít nhất có 3 lớp bảo vệ: Lớp ngoài có tính chống thấm nước để ngăn cản một cách hiệu quả các giọt bắn ra khi hắt-xì, ho, thở mạnh… Lớp giữa có khả năng ngăn các giọt bắn và lọc được bụi, vi khuẩn. Một lớp lọc đạt tiêu chuẩn phải để không khí dễ đi qua, tạo sự thoáng khí cho người dùng, lại phải có kết cấu đảm bảo lọc được những hạt bụi, vi khuẩn kích thước cực nhỏ. Lớp trong cùng mặt vải phải tinh khiết, mịn màng, không xơ sợi hay xù lông sẽ gây cảm giác khó chịu. Mặt khác, cũng phải có tính thấm nước để hút mồ hôi tạo sự thoải mái cho người sử dụng.

Khẩu trang y tế thường có 2 mặt, bạn cần chọn đúng mặt khi đeo để đảm bảo hiệu quả bảo vệ cao nhất. Nếu đeo sai mặt, không chỉ gây khó chịu trong quá trình đeo mà bụi bẩn, vi khuẩn cũng dễ lọt vào bên trong. Vậy đeo khẩu trang y tế mặt nào? Đeo khẩu trang y tế đúng mặt là để mặt trong của khẩu trang tiếp xúc với da mặt của bạn. Để phân biệt mặt trong và mặt ngoài của khẩu trang thì khẩu trang thông thường mặt ngoài thường có màu đậm, còn mặt trong sẽ có màu sắc nhạt hơn và có độ phẳng hơn. Khi đeo khẩu trang đúng cách phải để mặt màu đậm ra ngoài để chống nước, tránh thấm các giọt bắn vào trong. Mặt màu trắng quay vào trong để hút ẩm, giúp hơi thở thoát ra thấm vào khẩu trang.

Để đeo khẩu trang y tế đúng chiều, bạn cần chú ý là đa số khẩu trang y tế 3 lớp có sợi kim loại nhỏ được cố định ở phía trên của mũi, có thể điều chỉnh độ cong linh hoạt. Phía dưới của khẩu trang y tế thì thường có đường dập liền, không có dây kim loại như phía trên. Khẩu trang y tế chuẩn sẽ có sọc ở giữa khẩu trang và đeo khẩu trang y tế đúng cách là phải đeo vào giữa theo chiều hướng xuống. Những thiết kế kẻ sọc này không phải để cho đẹp mắt, mà nhằm mục đích cho virus, vi khuẩn có chiều rơi xuống đất thay vì bám lại trên khẩu trang.

Khẩu trang y tế thực sự là vật rất cần thiết trong cuộc sống của chúng ta, nhất là thời điểm dịch bệnh đang lây lan, vì vậy hãy sử dụng đúng cách để phòng ngừa giúp bản thân và xã hội.