Gà và vịt ăn cùng một nguồn thức ăn nhưng thịt gà ăn khác thịt vịt , vì sao?
2 câu trả lời
Đáp án:
Đơn giản chỉ vì hai loài này khác nhau thôi, bộ nhiễm sắc thể gà là 78 và của vịt nói chung là 80 nên hai loài này khác nhau trong đặc điểm di truyền của loài. Và mỗi loại lại có cấu trúc của các gene trên NST khác nhau nên có khả năng tổng hợp những loại protein khác nhau về thành phần, số lượng, các loại aa (acide amin) trên phân tử protein hình thành nên tính trạng của hai loài này. Tức là ở gà sẽ tổng hợp được một số loại protein khác với vịt và ngược lại, các protein này sẽ thể hiện ra bên ngoài kiểu hình hình thành tính trạng của con vật. Tức thịt gà khác thịt vịt vậy thôi. Ngoài ra khi ăn lúa vào thì các loại protein trong lúa muốn hấp thụ phải được chuyển thành một dạng khác đó là các đơn phân là aa và hấp thụ được tế bào sử dụng bằng trình tự, số lượng, thành phần các aa trên phân tử protein đặc trưng cho từng loài. Hay nói cách khác cùng là một dạng protein trong lúa gạo nhưng đã bị phân giải và từ đó tạo ra các loại protein mới trong các loài sinh vật khác nhau chỉ khác trong trình tự sắp xếp, thành phần, số lượng của các aa trên protein, dẫn tới việc hình thành các protein khác nhau. Đơn giản chỉ vậy thui ^^.
Giải thích các bước giải:
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
- Thành phần chính của thịt là prôtêin. Prôtêin của gà do gen của gà quy định tổng hợp. Prôtêin của vịt do gen của vịt tổng hợp quy định
- Gà và vịt cùng ăn 1 nguồn thức ăn thì chúng có cùng một loại nguyên liệu axit amin giống nhau. Tuy nhiên do gen của gà khác với gen của vịt nên đã tổng hợp nên prôtêin ở gà khác với prôtêin ở vịt