Em muốn biết gì về tâm tình của tác giả qua chí làm trai qua bài tỏ lòng ( em cần gấp giúp em với )

2 câu trả lời

Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão là nỗi thẹn của một con người luôn dành trọn cái tâm cho đất nước, cho cộng đồng. Ẩn sau cái thẹn cao cả, khiêm tốn và ấy là cả một nỗi niềm khao khát được cống hiến hơn nữa cho Tổ quốc, cho dân tộc. Ông nguyện học tập binh thư, rèn luyện cung tên chiến mã, sẵn sàng chiến đấu để Tổ quốc Đại Việt được trường tồn bền vững:  "Non sông nghìn thuở vững âu vàng".
- Không hiểu rõ cậu đang muốn mình viết về gì vậy?

Hai câu thơ sau tập trung làm rõ hùng tâm tráng chí của người anh hùng: “Nam nhi vị liễu công danh trái/ Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”. Trước hết câu thơ nói về nợ công danh, đây là quan niệm  nhập thế tích cực của Nho giáo: lập công (để lại sự nghiệp) lập danh (để lại tiếng thơm), đây chính là lí tưởng sống của những trang nam nhi thời phong kiến. Đặt trong bối cảnh đương thời, khi đất nước chuẩn bị chống lại quân Nguyên Mông lần hai thì ý chí lập công danh sự nghiệp càng bị hối thúc mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Với cách nói ẩn dụ ước lệ kết hợp với phép phóng đại đã tạo cho người đọc một ấn tượng mạnh mẽ về khí thế dũng mãnh, kiên cường. Khí thế hiên ngang của quân đội ta xông pha ra trận phi thường đến mức có thể "nuốt trôi trâu". Ẩn sau cách nói cường điệu hóa, người đọc cảm nhận được lòng tự tôn, niềm tự hào dân tộc của nhà thơ khi đưa tầm vóc của quân dân nhà Trần sánh ngang với vũ trụ bao la. Đó còn là tình yêu tổ quốc, dân tộc với khát vọng vươn lên để gìn giữ, bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc. Vẻ đẹp người tráng sĩ hiên ngang, hùng sảng là kết tinh của vẻ đẹp dân tộc, đây không chỉ là của một vị anh hùng cụ thể nào mà là vẻ đẹp muôn thuở của cả một dân tộc anh hùng.

`#` `Tranhoang40860`

Câu hỏi trong lớp Xem thêm