Em hiểu nghĩa câu tục ngữ ' Gần mực thì đen gần đèn thì sáng' như thế nào và qua câu tục ngữ em rút ra bài học gì cho BẢN THÂN
2 câu trả lời
- Em hiểu câu tục ngữ '' Gần mực thì đen , gần đèn thì sáng '' là :
Hoàn cảnh sống tốt thì con người chúng ta là người tốt , hoàn cảnh sống xấu thì con người chúng ta là người xấu xa . Câu tục ngữ khuyên chúng ta nên chọn bạn tốt mà chơi , không nên chơi với những bạn xấu vì chính chúng ta giao lưu với bạn xấu thì chúng ta sẽ học được những đức tính xấu của họ dễ hư hỏng và ngược lại nếu chúng ta giao lưu với những người bạn tốt thì chúng ta sẽ học được những đức tính tốt , đáng quý của họ . Câu tục ngữ khẳng định hoàn cảnh sống là thứ rất quan trọng , nó gần như quyết định ta là người tốt hay xấu
- Em rút ra bài học :
+ Nên chơi với những bạn tốt và học tập những đức tính cao quý của họ
+ Không nên chơi , giao lưu với bạn xấu vì rất dễ hư hỏng
Đây là câu tục ngữ nói về tác động của môi trường sống đến mỗi người. Xuất phát từ hình ảnh thực: “mực” và “đèn” là hai vật dụng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày.
+ “Mực” thì thường có màu đen, do đó, bất kỳ thứ gì bị vấy mực lên đều có thể bị nhuốm màu của nó.
+ Ngược lại, “đèn” thì lại có tác dụng soi sáng, những thứ mà ở gần đèn hay những nơi nào có đèn đều trở nên sáng sủa.
=> Cả hai đều là các hiện tượng rất đỗi bình thường hàng ngày, tuy nhiên, từ chính điều đó, ông cha ta đã liên hệ đến một bài học đạo lý sâu xa hơn, đó là sự ảnh hưởng của môi trường sống đến với cuộc đời mỗi chúng ta. Nếu ta sống trong một môi trường đầy những cạm bẫy, những thói xấu những kẻ xấu xa thì ta cũng sẽ dễ dàng bị “vấy bẩn”, bị tha hoá, trở thành kẻ xấu xa như vậy. Ngược lại, khi ta sống trong một nơi có những người với lối sống tốt đẹp, ta cũng sẽ trở thành người tốt, học tập và ảnh hưởng những điều hay lẽ phải.