Em hãy viết thư gửi một người có tầm ảnh hưởng để trình bày lý do và cách thức họ cần hành động trước khủng hoảng khí hậu LƯU Ý: CẤM CHÉP MẠNG!!!

2 câu trả lời

Bài này giống thư UPU nên mình coppy bài UPU mình nhé 

Kính gửi bác Nguyễn Xuân Phúc .

Cháu là học sinh Nguyễn Văn A , Trường ABC , lớp ..

Với tư cách của 1 công dân toan cầu , cháu phải có trách nghiệm với mọi người . Như bác biết đấy mỗi ngày trôi đi chúng  ta cảm thấy khí hậu thay đổi , có thể mạnh hoặc rất yếu .Hằng ngày nghe tin động đất , núi lựa ,...  các thảm họa cướp đi hàng nghìn sinh mạng khiến ai cũng khiếp sợ. Nhưng lý do nó suất hiện đó là biến đổi khí hậu . Vì sao trái đất nóng lên , vì sao băng tan , vì sao thủng tầng ozon đều là do biến đổi khí hậu. Mà biến đổi khi hậu là do con người gây nên, Khai thác tài nguyên lắm , chặt phá rừng . Điển hình là miền Trung vì chặt phá rừng mà đã gây ra chận lũ kéo dài khiến bao người chở thành ko còn nhà cửa . Hay nói cách khác là chúng ta hại chúng ta . Vì thế cháu viết bức thư này để nói với bác tình trạng biến đổi khí hậu và vì bác có quyền lực lớn nhất đât nước việc Nam nên lời nói của bác rất có trọng lượng . Vậy nên chúng ta cần trồng nhiều cây xanh , ít khai thác tài nguyên lại vì trái đất xanh

Hà Nội, ngày 22/1/2022

Kính gửi ông Anber 
Cháu là Vũ Cát Tường , học sinh trường THPT ... tại Hà Nội, Việt Nam. Cháu  muốn gửi bức thư này cho ông để bày tỏ suy nghĩ của cháu về vấn đề khủng hoảng khí hậu.

Mỗi ngày khi thức dậy cháu đều cảm nhận được thấy sự thay đổi của khí hậu, sự biến đổi của thiên nhiên càng ngày càng nhiều. Tuy hiện tại cháu chỉ mới là một học sinh trung học nhưng khi đứng trước vấn đề về khủng hoảng khí hậu thì thật sự rất đau lòng. Hàng ngày phải nghe về những thông tin trên truyền thông nào là thiên tai, bão lũ, sự nóng lên của Trái Đất hay có thể là nhiều thành phố sẽ bị chìm sâu dưới đáy biển. Theo như bà Virginia Gamba - Đại diện của Tổng thư ký Liên hợp quốc về Trẻ em và Xung đột Vũ trang - “giải quyết khủng hoảng khí hậu có thể giúp xây dựng các cộng đồng hòa bình và kiên cường, đồng thời giúp bảo vệ hàng triệu trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột. Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến xung đột, mà có thể làm trầm trọng thêm tình trạng yếu kém và làm trầm trọng thêm các động lực xung đột. Tôi rất lo ngại về hậu quả của một tác động như vậy đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột, những người vốn đã là nhóm dễ bị tổn thương nhất trong thời kỳ khủng hoảng”.

Vậy nên việc ngăn chặn những khủng hoảng khí hậu của chính là khủng hoảng đến quyền trẻ em. Nếu thật sự như vậy thì đó là điều đáng tiếc vô cùng với chúng ta, với loài người. Vậy nên cháu nghĩ rằng Liên hợp quốc cần có những hành động và biện pháp để tránh những tác hại không đáng có cho Trái Đất. 

Chẳng hạn cần có những biện pháp mạnh hơn để nhằm hạn chế việc sử dụng những chất nhựa khó phân hủy. Các vật dụng làm từ nhựa như: túi, ống hút, chai, cốc, bàn ghế, đồ chơi nhựa… rất phổ biến trong hầu hết mọi lĩnh vực. Gây ra rất nhiều vấn nạn nhức nhối cho môi trường và sự sống của sinh động vật trên trái đất.

                             #Cattuong