Em hãy viết bài văn với nhan đề: Mùa khai giảng- mùa của những ước mơ

2 câu trả lời

Trong thời kì đi học, có rất nhiều kỉ niệm mà em không bao giờ quên được đó là ngày khai giảng đầu tháng 9.

Hôm đó là một ngày đẹp trời. Tối hôm trước, lòng em nôn nao muốn dự lễ khai giảng ngay và bây giờ thời khắc đã tới. Mới 3 tháng trước thì em chỉ là một hoc sinh tiểu học, nhớ lại thầy cô, bạn bè cũ... Bây giờ, em đã là học sinh THCS, em phải chững chạc hơn, không còn như tiểu học nữa.

Ngay sau khi có tiếng trống, chúng em ở ngoài cổng trường và ngồi đợi. Em có thể nghe thấy tiếng của thầy cô đang dẫn chương trình. Một lúc sau, chúng em cùng các bạn học sinh khối 6 bước vào trường, các anh chị lớp lớn hơn nhìn chúng em. Rồi sau đó, một cô giáo lên tuyên bố lí do. Và rồi thầy hiệu trưởng lên đoc thư của chủ tịch nước rồi đọc diễn văn chào mừng năm học mới. Rồi tiếng trống khai giảng vang lên, bác Trống lâu nay nằm mãi rất lâu và bây giờ bác mới vinh dự được thầy hiệu trưởng gõ trống khai giảng. Sau một hồi, cũng cô giáo đó, cô lên và nói rằng tiếc mục kịch về truyền thuyết "Thánh Gióng" được kể bằng tiếng Anh. Em rất thích nghe những tiết mục bằng tiếng Anh như vậy, kế tiếp là câu chuyện về Bác Hồ "Trên Giường Bệnh", mọi người thể hiện được cảm xúc của mình như Bác Hồ, thật xúc động. Sau đó, nhà trường bế mạc buổi lễ. Buổi lễ khai giảng thật vui.

Quá khứ là hành trang mang theo trong tâm tưởng của mỗi đời người, quá khứ sẽ thôi thúc để vươn lên nhưng chớ sống chỉ bằng quá khứ. Hãy nghĩ về tương lai và hành động để có tương lai tốt đẹp.

Hãy biết nghĩ đến miếng cơm manh áo, nhưng thanh niên, sinh viên mà suốt ngày lẫm lũi để hết tâm trí dồn vào cái ăn, cái mặc cho riêng mình thì thật nhỏ nhoi và bạc nhược. Hãy vượt thoát lên hoàn cảnh để làm những điều cao cả, xây những chí lớn cho đời.

Công cha, nghĩa mẹ là nặng sâu, nhưng hãy nghĩ điều thiêng liêng hơn, đó là đất nước. Không xa đâu, đó là mảnh đất đời người nuôi mình khôn lớn, đó là dòng sông nối giữa đôi bờ, đó là cánh rừng hẹp dần vì mưu sinh của đồng bào nghèo khó, đó là bờ biển dài ôm trọn mảnh đất thiêng và ngoài kia là biển cả sóng vỗ về để có những vần thơ...

Giấc mơ xa không phải đi tìm mỏ vàng đào lên để bán, không phải chiêm bao để lười biếng trị vì. Giấc mơ xa phải từ đất, từ người; từ những nặng lòng với nỗi đau nghèo khó và đất nước của mình sao vẫn lắm khó khăn.

Đừng kỳ vọng vào sự may rủi để mang về hạnh phúc. Một thời rộ lên đi đào đá quý, một thời rộ lên vào núi tìm vàng, và xa hơn là một thời mong đổi đời vào rừng thiêng tìm trầm về bán... Những thứ quý giá đó có mãi còn cho thế hệ tương lai?

Trong chuyến đi công tác các tỉnh miền núi mùa hè vừa qua, thầy tiếp xúc với nhiều học sinh cùng tuổi các em, mong ước của các bạn đó là tốt nghiệp phổ thông để tìm việc làm ở các khu công nghiệp, hay học thêm một thứ tiếng để đi bán hàng bên phía bên kia. Thầy đứng giữa bạt ngàn rừng núi và cảm thấy xót xa, nặng trĩu cõi lòng.

Đến bao giờ, giấc mơ của những đứa trẻ vùng biên không phải dừng lại ở khu công nghiệp, ở chỗ bán hàng mà khát vọng đổi đời phải từ đất, từ rừng.

Những người thân của chúng ta đang canh giữ đảo xa, họ là những cột mốc nơi tiền tiêu tổ quốc, họ quý từng nắm đất và họ giữ từng tấc đất; cuộc đời ta cũng lớn lên từ đất; sao không gieo được vào lòng người giấc mơ biến đất cằn thành màu mỡ, biến đồi núi hoang vu thành những nương vườn trái chín sum suê.

Có bao giờ các em nghĩ về người Do Thái trở mình từ nỗi đau để vươn dậy thành một cường quốc từ vùng đất khô cằn và thiếu nước, khi nào thì suy nghĩ các em vượt xa ra ngoài biên giới quốc gia.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
0 lượt xem
2 đáp án
8 giờ trước