Em hãy lập dàn ý viết về dòng sông đà với tùy bút "người lái đò Sông Đà" nhà văn Nguyễn tuân miêu tả:"có nhiều lúc trông nó ra diện mạo tâm địa 1 thứ kẻ thù số 1 ".nhưng cũng có khi "con sông đà gợi cản...như 1 cố nhân.anh chị hãy cảm nhận những vẻ đẹp trên của sông đà từ đó làm nổi bật nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn tuân

2 câu trả lời

1 MB: Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề cần nghị luận
2 Thân bài:
a Cảm nhận chung về hình tượng con sông Đà
- Hình tượng con sông Đà là một hình tượng nghệ thuật độc đáo của tùy bút Người lái đò sông Đà, góp phần làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật trung tâm: Người lái đò đồng thời thể hiện chủ đề của tác phẩm và tư tưởng của tác giả.
- Qua hai lần miêu tả trên tác giả đã khái quát những vẻ đẹp của dòng sông Đà:
+ Sông Đàhung bạo ->“kẻ thù số một” của con người
+Sông Đà trữ tình, gợi cảm ->“cố nhân”
b Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng sông Đà
*Con sông Đà hung bạo: HS phân tích các biểu hiện:
- Lời đề từ: “Chúng thủy giai đông tẩu, Đà giang độc bắc lưu”
- Hình ảnh:
+ Bờ sông đá dựng vách thành
+Ghềnh sông
+Những hút nước trên sông
+Thác nước: đặc tả âm thanh thác nước
+Trận địa đá
-Nghệ thuật:
+ Sử dụng các biện pháp: điệp từ, điệp cấu trúc, nhân hóa, so sánh, so sánh trùng điệp…
+Ngôn ngữ giàu có, giá trị tạo hình cao
+ Hình ảnh ấn tượng, sự liên tưởng phong phú: nước xô đá…, tiếng rống của một ngàn con trâu mộng, dùng lửa để tả nước, dùng rừng tả sông…
+ Giọng điệu: dồn dập, mạnh mẽ, gây cấn, đầy cảm xúc…
=>Tác giả nhấn mạnh vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội, nguy hiểm vô cùng của dòng SĐ – “kẻ thù số một”của con người
*Con sông Đà trữ tình : HS phân tích được các biểu hiện:
- Hình dáng: mềm mại, duyên dáng (so sánh: áng tóc người thiếu nữ)
- Màu sắc: theo mùa, mỗi màu mang một vẻ đẹp riêng : mùa xuân: xanh ngọc bích, mùa thu: lừ lừ chin đỏ…-> những gam màu ấn tượng
- Cảnh hai bên bờ sông: thơ mộng
- Nghệ thuật:
+ Giọng điệu: nhẹ nhàng, mượt mà, trữ tình
+ Biện pháp: so sánh…
+ Hình ảnh: gợi hình, gợi cảm…
-> Hình tượng con SĐ mang vẻ đẹp riêng : quyến rũ và trữ tình, là bức tranh thủy mặc làm vương vấn lòng người.
-> Tâm trạng tác giả: say sưa, đắm mình trong vẻ đẹp của SĐ
*Đánh giá chung:
- Sông Đà vừa hung bạo vừa trữ tình. Hai nét tính cách này không đối lập mà bổ sung cho nhau làm nổi bật vẻ đẹp độc đáo của SĐ - chất vàng của thiên nhiên vùng Tây Băc.
- Qua việc ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông, tác giả đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, tình yêu đất nước say đắm thiết tha.
c. Nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân
Phong cách nghệ thuật: độc đáo, tài hoa, uyên bác của một nghệ sĩ suốt đời đi kiếm tìm cái đẹp:
-Nguyễn Tuân luôn nhìn sự vật ở phương diện thẩm mỹ
-Nguyễn Tuân luôn đi tìm cảm hứng mạnh trong sáng tạo nghệ thuật: Tô đậm những cái phi thường để tạo cảm giác mãnh liệt, những ấn tượng đậm nét.
- Nét tài hoa, uyên bác:
+ Ngôn ngữ phong phú, giàu chất hội họa: diễn tả được mọi sắc thái, mọi cung bậc, hình thù, màu sắc của SĐ -> văn “khoe tài”, “bậc thầy của ngôn từ”” người làm xiếc trên ngôn từ”…
+Vận dụng kiến thức nhiều bộ môn nghệ thuật, ngành khoa học
-Thành công ở thể loại tùy bút
3 Kêt bài

Bạn ơi kết bài bạn làm theo suy nghĩ nha 

A. Mở bài

- Giới thiệu tác giả: Nguyễn Tuân

+ Kẻ phiêu lãng với “chủ nghĩa xê dịch”

+ Ông khẳng định vị trí của mình bằng một phong cách rất đặc biệt được gói gọn trong một chữ “Ngông”. Nếu trước cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân tìm thấy vẻ đẹp ở những nho sĩ cuối mùa mà một thời còn vang bóng thì sau cách mạng, nhà văn lại tìm thấy chủ nghĩa anh hùng sống trong đời sống quần chúng nhân dân.

- Giới thiệu tác phẩm: Người lái đò Sông Đà

+ Thể loại: Tùy bút

- Giới thiệu khái quái quát về vẻ đẹp của sông Đà qua hai lần miêu tả trên.

B. Thân bài

1. Lí luận về hình tượng nghệ thuật

- Văn học phản ánh cuộc sống thông qua hình tượng nghệ thuật, đó là nơi nhà văn gửi gắm tư tưởng cùng những triết lí nhân sinh về cuộc đời. Vì thế đằng sau hình tượng nghệ thuật là cả một bức tranh hiện thực sinh động và mang sức khái quát lớn.

- Hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm thường đa dạng, phong phú nhưng thường bao giờ con người cũng là hình tượng trung tâm. Tuy nhiên, cũng có không ít nhà văn mượn dáng hình núi sông, mượn loài hoa, loài cây làm hình tượng cho tác phẩm của mình.

+ Có thể nhắc tới hình ảnh cây tre của Nguyễn Duy, cây xà nu trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và không thể không nhắc tới hình tượng cây xà nu của Nguyễn Ngọc.

+ Hình tượng sông Đà được coi là một nghệ thuật sáng tạo độc đáo. Nó đi suốt dọc chiều dài của tác phẩm, nó trở thành điểm tựa gợi từ cho nhà văn suy ngẫm về thiên nhiên Tây Bắc và vẻ đẹp bình dị của những con người nơi đây.

=> Vì thế sông Đà đã khơi lên nguồn cảm hứng dạt dào để Nguyễn Tuân viết lên những câu văn đầy sức lan tỏa.

2. Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, sông Đà "Có nhiều lúc trông nó ra diện mạo tâm địa một thứ kẻ thù số một".

- Hai bên bờ sông Đà là những bờ đá cao “dựng vách thành” tạo nên một cảnh tượng hùng vĩ, dữ dội “Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời.

+ Có chỗ vách Đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu”.

+ Nguyễn Tuân đã sử dụng liên tiếp nghệ thuật so sánh, liên tưởng để nhấn mạnh về độ cao, chiều sâu và sự hùng vĩ của hai bên bờ vách đá.

- Không dừng lại ở đó, Nguyễn Tuân lại tiếp tục sử dụng những liên tưởng vừa gần gũi dễ hiểu vừa mới mẻ sáng tạo để ca ngợi về cảnh đá bờ sông.

+ Hai bờ sông Đà hẹp tới mức “đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia”.

+ Hơn nữa, khi miêu tả cảnh ngồi trong khoang đò này “đang mùa hè mà cũng thấy lạnh”. Có cảm giác như đang đứng ở dưới một dãy nhà cao tầng khi ngước nhìn lên một khung cửa sổ vừa tắt phụt đèn điện. 

- Sóng nước quãng mặt ghềnh Hát Loóng đã để lại trong Nguyễn Tuân một ấn tượng mạnh.

+ Sóng nước ở đây “dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm”.

+ Nhà văn đã sử dụng kiểu câu dài với nhiều vế câu trùng điệp tạo nên nhịp điệu khẩn trương, gấp gáp nhấn mạnh sự nguy hiểm hung bạo của sóng nước sông Đà.

+ Động từ “xô” được lặp đi lặp lại nhiều lần tạo nên âm hưởng đầy mạnh mẽ để khi đọc lên người ta vừa hình dung được hình ảnh những con sóng đang cuộn trào dâng, vừa nghe được âm thanh dữ dội của sóng nước.

=> Sóng nước sông Đà đã thực sự tạo nên những hình ảnh và âm hưởng hùng vĩ qua đó thể hiện được sự hung bạo của sông Đà. Để người đọc có thể hình dung được cụ thể hơn về mức độ nguy hiểm của sóng nước.

+ Nguyễn Tuân còn nhấn mạnh, sóng nước nơi đây “lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đây. 

- Những hút nước sông Đà bằng những hình ảnh cụ thể “giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu”.

+ Không chỉ vậy, những hút nước ấy còn có những âm thanh đầy ghê sợ “Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc” rồi lại “ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào “.

+ Và trên mặt những hút nước xoáy tít đáy “lừ lừ như những cánh quạ đàn”.

+ Đã có những con thuyền bị hút xuống mà “trồng ngay cây chuối ngược”, “mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới”.

=> Đây chính là những bằng chứng cụ thể, chân thực để nhấn mạnh sự nguy hiểm, hung dữ của hút nước sông Đà. Để giúp người đọc có thể cảm nhận một cách sinh động hơn , Nguyễn Tuân còn liên tưởng đến một nhà quay phim ngồi trên một con thuyền thúng dưới đáy hút nước để ghi lại những thước phim và truyền cảm giác mới lạ cho người xem. Nước sông xanh như vỡ tan ụp vào máy quay và truyền cho người xem cảm giác manh tời mức phải giữ chặt lấy ghế.

- Thác nước sông Đà. 

+ Âm thanh tiếng thác được Nguyễn Tuân cảm nhận từ xa đến gần như một sự khám phá, phát hiện đầy kịch tính, bất ngờ.

+ Từ đằng xa, nhà văn đã nghe thấy tiếng thác “nước réo gần mãi lại réo to mãi lên”. Từng âm thanh của thác nước hiện lên với những cung bậc bản tính khác nhau.

+ Có khi “oán trách” lúc lại “van xin” có lúc lại “khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo”.

=> Tài hoa trong nghệ thuật bút kí của Nguyễn Tuân là sự thành công trong việc sử dụng các phép so sánh, nhân hóa đầy táo bạo cùng hệ thống từ ngữ đa hình ảnh. Sông Đà không chỉ còn là một con sông nhiều thác ghềnh và nguy hiểm, nó trở nên sinh động và đa trạng thái như một con người thực. 

- Đá sông Đà:

+ Cả không gian mở ra một “chân trời đá”.

+ Ở nơi thác nước này đã “mai phục” từ ngàn năm nay. Oai vệ và hùng hục khí thế nghênh chiến, chỉ đợi con thuyền nào là xuất hiện là “nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền”. Những hòn đá ở đây mang đủ hình dáng “ngỗ ngược”, “nhăn nhúm méo mó”. Chúng kì lạ, quái dị đến đáng sợ. Những tảng đá sắc nhọn với cái “hắt hăm”, “xấc xược” khiêu khích và thách thức, cả sông Đà như được mai phục bởi vô vàn những kẻ canh gác bệ vệ to lớn.

=> Điều này chứng tỏ sông Đà không chỉ có sức mạnh mà còn còn có cả một tâm địa độc ác, một sự hiếu thắng đến điên loạn, sẵn sàng tiêu diệt bất kì kẻ thù nào lọt trong tầm mắt nó. Mặt sông “rung tít lên” trắng xóa cả một chân trời đá. Có như vậy ta mới có thể cảm nhận trọn vẹn nhất, đầy đủ nhất về vẻ đẹp dữ dội của sông Đà.

+ Con sông Đà nham hiểm, xảo quyệt bày bố ba thách trận để thử thách đe dọa tính mạng người lá đò. Ở thạch trận thứ nhất, nó giao nhiệm vụ cho từng hòn chia đám tảng đám hòn “làm ba hàng chặn ngang trên sông” nhằm đẩy con thuyện vào tình thế đơn độc để rồi phối hợp với sóng nước mà đập tan con thuyền ngay dưới chân thác đá. Thậm chí nó còn tạo ra những đòn hiểm khiến ông lái đò bị thương. Sang thạch trận thứ hai, sông Đà lại “thay đổi chiến thuật” bố trí nhiều “cửa tử” hòng “đánh lừa” con thuyền. Còn ở thạch trận thứ ba, sông Đà bố trí hai “luồng chết” chỉ có một “luồng sống” ở chính giữa bị chặn lại bởi “bọn đá hậu vệ”. Có thể nói mỗi thách trận là một bằng chứng cụ thể để khẳng định sự dữ dội, hung hiểm của sông Đà.

=> Nguyễn Tuân dường như đã đến “sơn cùng thủy tận” để khám phá, khắc họa của vè đẹp của con sông nơi núi rừng Tây Bắc.

3. Con sông Đà gợi cảm

- Nhìn từ trên cao xuống, sông Đà “tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”.

+ Điệp ngữ “tuôn dài” như mở ra trước mắt người đọc độ dài vô tận của dòng sông, trùng điệp giữa bát ngát màu xanh lặng lẽ của núi rừng.

+ Phép so sánh “như một áng tóc trữ tình” khiến cho người đọc không khỏi xuýt xoa trước vẻ đẹp điểm tuyệt của sông Đà. Sông Đà giống như một kiệt tác của đất trời.

+ Chữ “áng” thường gắn với áng thơ, áng văn nay được Nguyễn Tuân gắn với “tóc” để trở thành “áng tóc trữ tình”.

+ Hai chữ “ẩn hiện” càng tăng thêm vè huyền bí và trữ tình cho con sông. Vẻ đẹp của sông Đà còn được tác giả nhấn mạnh qua động từ “bung nở” và từ láy “cuồn cuộn” kết hợp với hoa ban nở trắng rừng, hoa gạo đỏ rực ở hai bên bờ làn cho người đọc liên tưởng mái tóc ấy như được trang điểm bởi mây trời, như được điểm xuyết với hoa gạo hoa ban và đẹp mơ màng như sương khói mùa xuân.

- Nguyễn Tuân say sưa mê đắm con sông Tây Bắc “tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước sông Đà”.

=> Chính vẻ đẹp mây trời đã tạo cho con sông một vẻ đẹp riêng không trộn lẫn.

+ Nếu Hoàng Phủ Ngọc Tường nhìn thấy sông thường có mày xang thẫm và ánh nắng “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” do sự phản quang thì Nguyễn Tuân lại phát hiện vẻ đẹp của sắc nước sông Đà thay đổi theo mùa.

+ Mùa xuân, nước sông Đà “xanh ngọc bích” chứ không phải màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô. Xanh ngọc bích là xanh trong, xanh sáng, xanh biếc – một màu sắc gợi cảm, trong lành. Đó là sắc màu của nước, của núi, của da trời.

+ Mùa thu nước sông Đà “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người đi bầm vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội vì mỗi độ thu về”. Câu văn đã sử dụng phép so sánh khiến người đọc hình dung được vẻ đẹp đa dạng của sắc nước sông Đà.

=> Qua đó Nguyễn Tuân đã làm nổi bật được trong cái trữ tình của dòng nước còn có cái dữ dội ngàn đời của con sông Tây Bắc.

C. Kết bài

- Khẳng định giá trị của tác phẩm

- Tình cảm của em dành cho tác phẩm

Câu hỏi trong lớp Xem thêm