Em hãy kết luận về sự nở vì nhiệt của các chất: chất rắn, chất lỏng, chất khí. Ví dụ và ứng dụng trong thực tế từng loại.
2 câu trả lời
Đáp án:
Chất rắn:
+Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
+Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Ví dụ:
-) Khi ta nung nóng một băng kép , băng kép sẽ nở ra vì nhiệt và cong về phía thanh thép
-) Người ta lợp mái tôn hình công vì khi chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, mái tôn sẽ nở ra vì nhiêt. người ta để khoảng cách giữa 2 thanh ray trên đường tàu vì khi nhiệt độ cao, 2 thanh ray sẽ nở ra vì nhiệt
Chất lỏng:
+Chất lỏng nở ra khi nóng lên , co lại khi lạnh đi
+Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
Ví dụ:
-) Không nên đổ nước đầy ấm khi đun nước vì khi nước nở ra sẽ trào ra ngoài.
-)Khi ta đo nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân , thủy ngân nở ra vì nhiệt nên dâng lên trong ống
Chất khí:
+Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
+Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
+Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn
Ví dụ:
-) Khi một quả bóng bàn bị kẹp , ta ngâm quả bóng bàn trong nước ấm , ko khí trong quả bóng nở ra tác dụng một lức đẩy lên vỏ quả làm vỏ quả phồng lên.
-) Khi quả bóng bàn méo, thả vào chậu nước nóng quả bóng sẽ hết méo.
Đáp án:
Chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau. Ví dụ: quả cầu bằng thép khi đốt nóng thì thể tích của nó tăng lên.
Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau. Ví dụ: khi đun nước nếu ta đổ đầy nước thì khi sôi nó sẽ tràn ra ngoài,…
Chất khí nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Các chất khí khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhau. Ví dụ: khi quả cầu bị dẹp ta để vào trong cốc nước nóng thì nó sẽ phình ra.
Giải thích các bước giải: