Em hãy kể tên những cuộc chiến tranh tiêu biểu của dân tộc Việt Nam từ cuối thế kỷ III TCN đến năm 1975

1 câu trả lời

 Đầu tháng 9/1858, thực dân Pháp nổ súng tiến công Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, dân tộc ta phải đương đầu với họa xâm lăng từ một nước phương Tây, hoàn toàn chiếm ưu thế về tiềm lực kinh tế, quân sự, nhất là về vũ khí, công nghệ quân sự. Với truyền thống yêu nước nồng nàn và ý chí kiên cường, bất khuất, trong suốt nửa cuối thế kỷ 19 (1858-1896), đông đảo nhân dân trên khắp mọi miền đất nước đã anh dũng chiến đấu, tích cực cùng quan quân triều đình hoặc tự mình đứng lên chống thực dân Pháp. Mặc dù thực dân Pháp khuất phục được triều đình nhà Nguyễn, nhưng không thể đè bẹp tinh thần kháng chiến của dân tộc Việt Nam.

Các phong trào yêu nước tiêu biểu như: Phong trào Cần Vương do các văn thân, sĩ phu yêu nước lãnh đạo, diễn ra sôi nổi trong cả nước và kéo dài hơn 10 năm từ 1885 đến 1896; các cuộc nổi dậy chống quân xâm lược ở các vùng địch chiếm đóng, tiêu biểu như: khởi nghĩa Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương, Nguyễn Hữu Huân; các cuộc đấu tranh của nhân dân các địa phương trung du miền núi, nổi bật nhất là khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo (1884 - 1913); các cuộc khởi nghĩa: Hương Khê (1885 - 1896) do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo; Ba Đình (1886 - 1887) do Phạm Bành và Đinh Công Tráng đứng đầu; Bãi Sậy (1885 - 1889) do Nguyễn Thiên Thuật chỉ huy; cuộc nổi dậy ở Hưng Hóa (1885 - 1889) của Nguyễn Quang Bích; phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lãnh đạo; cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo.

Các văn thân, sĩ phu yêu nước, những người đứng đầu các cuộc đấu tranh đã dựa vào dân, tin tưởng vào sức mạnh và ý chí quật cường của nhân dân, trở thành ngọn cờ quy tụ, đoàn kết nhân dân chống Pháp. Truyền thống yêu nước quật cường của dân tộc trỗi dậy mạnh mẽ, nhân dân khắp cả nước tích cực đứng lên chống lại kẻ thù xâm lược, bảo vệ đất nước. Nhưng do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên lần lượt thất bại.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm